Nâng cao năng lực quản lý nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong phát triển nông nghiệp Việt Nam - Đỗ Thị Thu Hiền (Trang 73 - 76)

Chơng 3: Định hớng và giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA

3.2.1.4 Nâng cao năng lực quản lý nguồn vốn ODA

Qua thảo luận, vấn đề tăng cờng năng lực đã nổi lên thành một mối quan tâm chung của Chính phủ và các nhà tài trợ. Đặc biệt, các nhà tài trợ đã thống nhất với nhận định của Chính phủ rằng tăng cờng năng lực sẽ đóng một vai trò chủ đạo trong việc góp phần nâng cao hiệu quả và chất lợng sử dụng viện trợ ở Việt Nam.

 Chính phủ cần chủ động triển khai chơng trình tăng cờng năng lực toàn diện về quản lý ODA, không chỉ để giải quyết các yêu cầu trớc mắt về đẩy nhanh tiến độ giải ngân và nâng cao chất lợng thực hiện ODA mà còn để phối hợp các nỗ lực chung trong việc thực hiện cải cách về thể

chế, tổ chc bộ máy và con ngời cần thiết phục vụ sự nghiệp phát triển lâu dài của Việt Nam.

 Tăng cờng năng lực cũng cần đợc nhìn nhận trên cơ sở cung cầu phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới đây khi các thách thức về hội nhập càng lớn hơn và trên cơ sở một yêu cầu chung về quản lý hữu hiệu các nguồn lực cho phát triển dù đó là nguồn vốn ODA, FDI hay các nguồn vốn khác.

 Thông qua nhiều phơng thức và qui mô đào tạo và các hình thức hỗ trợ khác nhau nhằm tăng cờng năng lực quản lý và thực hiện ODA các cấp.

 Kiện toàn hệ thống theo dõi đánh giá dự án từ các Bộ, ngành, trung ơng tới địa phơng nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA; đa công nghệ thông tin vào phục vụ công tác quản lỹ và theo dõi dự án.

 Phát triển nguồn nhân lực cho việc quản lý và thực hiện dự án ODA bao gồm việc xác định nhu cầu và tiến hành đào tạo cho các cán bộ tham gia vào hoạt động quản lý dự án, trớc hết là ở các PMU.

3.2.1.5 Tiếp tục triển khai phơng thức Quốc gia điều

hành (PTQGĐH)

Đợc hiểu là một phơng thức tác nghiệp, mà căn cứ vào đó các quốc gia tiếp nhận viện trợ tự đảm nhận toàn bộ công việc chơng trình, dự án, từ khâu xây dựng, kế hoạch, quản lý (hoặc điều hành) để chơng trình, dự án đợc thực thi một cách có hiệu quả.

Cuối năm 1990, Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận từng bớc đa PTQGĐ vào áp dụng tại Việt Nam . Cuối năm 1991, dự án đầu tiên do UNDP tài trợ áp dụng phơng thức quốc gia điều hành đợc phê duyệt. Chức năng điều hành dự án đ-

ợc giao cho Văn phòng các dịch vụ điều phối và điều hành dự án thuộc Uỷ ban khoa học Nhà nớc (nay là bộ Khoa học, công nghệ và môi trờng). Đây là mô hình thử nghiệm đầu tiên với cơ quan điều hành quốc gia mang tính tập chung. Tuy nhiên, mô hình sử dụng cơ quan điều hành quốc gia mang tính tập chung đã thể hiện tính bất cập của nó, UNDP đã phối hợp với các cơ quan Chính phủ xây dựng và áp dụng cơ chế quản lý phi tập chung đối với các dự án, theo đó các cơ quan chủ quản và UBND cấp tỉnh sẽ là cơ quan điều hành các dự án. PTQGĐH có các mặt tích cực, cụ thể là:

 Đảm bảo quyền làm chủ, sở hữu dự án, tính chủ động của các cơ quan tiếp nhận dự án gồm: nhà tài trợ, cơ quan chủ quản dự án, cơ quan tiếp nhận thực hiện dự án, cơ quan đồng thực hiện dự án, các cơ quan quản lý Viện trợ của Chính phủ, Phát huy tính chủ dộng của cơ quan tiếp nhận… dự án và khả năng huy động nguồn lực trong nớc thay vì sử dụng từ bên ngoài

 Đơn giản hoá và mẫu hoá các thủ tục trong các khâu quản lý dự án, đặc biệt quản lý tài chính, đồng thời vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ việc thực hiện dự án, giúp các cơ quan tiếp nhận dự án áp dụng, triển khai dự án một cách dễ dàng thuận lợi.

 Tăng cờng trách nhiệm của các cơ quan tiếp nhận dự án, trong đó có trách nhiệm báo cáo, đồng thời tăng cờng công tác giám sát, theo dõi thực hiện dự án. Tăng cờng năng lực quốc gia, ý thức tự lực, tự cờng của các nớc tiếp nhận viện trợ trong toàn bộ quá trình quản lý thực hiện dự án.

 Làm cho các dự án phù hợp hơn với điều kiện thực tế của nớc tiếp nhận viện trợ, phát huy kết quả của dự án đối với lĩnh vực đợc tài trợ, nâng cao tính bền vững của dự án và phát huy các kết quả đã đạt đợc khi dự án kết thúc.

PTQGĐH đã đặt ra một số vấn đề cần giải quyết nhằm hoàn thiện, cải tiến hiệu quả, hiệu lực của phơng thức, đồng thời tiến tới hài hoà với hệ thống, cơ chế quản lý của Việt Nam. Những vấn đề đó là:

 Năng lực nội tại về quản lý dự án của các cơ quan và cán bộ tiếp nhận dự án còn hạn chế, không đồng bộ.

 Mỗi cơ quan thờng chỉ có cơ hội tiếp nhận một dự án, do vậy năng lực điều hành đã đợc xây dựng không đợc duy trì và chuyển giao, kế thừa, những hiểu biết, kỹ năng về phơng thức quốc gia điều hành luôn luôn là mới với cơ quan tiếp nhận dự án.

 Thiếu sự đồng bộ và toàn diện trong các qui trình, thủ tục trong nớc về quản lý dự án, thiếu hệ thống giám sát dự án và chính sách kiểm toán chính thức.

Để giải quyết những vấn đề trên, Chính phủ phải phối hợp cùng các nhà tài trợ tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý dự án và phơng thức quốc gia điều hành cho các nhân lực tham gia quản lý, thực hiện dự án, đồng thời xây dựng và ứng dụng các công cụ quản lý dự án nhằm hỗ trợ điều hành và thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong phát triển nông nghiệp Việt Nam - Đỗ Thị Thu Hiền (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w