Đặc điểm khí hậu thủy văn

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 31 - 33)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1.3.Đặc điểm khí hậu thủy văn

Chế độ khí hậu Thừa Thiên Huế diễn biến rất phức tạp theo thời gian và không gian. Do vậy trước hết cần đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, biến đổi chế độ khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa mang tính chuyển tiếp từ Á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa 2 miền Bắc và Nam. Do vị trí, đặc điểm của địa hình nên khí hậu của Thừa Thiên Huế mang sắc thái riêng và xếp vào khí hậu Đông Trường sơn có 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt: mùa hè thì khô nóng, mùa đông thì mưa nhiều và ẩm thấp.

Tương tự, các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào từ phía Nam di chuyển lên.

Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hướng các dãy núi chính, độ che phủ rừng cũng có vai trò rất quan trọng trong sự phân hóa khí hậu theo từng vùng, lãnh thổ cụ thể. Sự phân bố lần lượt từ Tây sang Đông núi trung bình, núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển, trong đó đồi

núi chiếm gần 75,9% diện tích tự nhiên của tỉnh đã gây ra sự giảm dần nhiệt độ không khí từ Đông sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Lượng mưa gia tăng ở miền núi trung bình phía Tây và Tây Nam có liên quan chặt chẽ đến hướng các dãy núi chính. Các dãy núi trung bình Tây A Lưới, Động Ngại, Đông A Lưới - Nam Đông nằm theo hướng Tây bắc - Đông Nam nối liền dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân tạo thành bức tường vòng cung thiên nhiên chắn gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè và đón gió Đông Bắc về mùa đông. Đối với gió mùa Đông Bắc bức tường vòng cung đón gió này vừa chuyển hướng gió từ Đông Bắc sang Tây Bắc, vừa ngưng tụ hơi ẩm lại ở sườn phía Đông và sườn phía Bắc gây ra mưa lớn tại A Lưới - Nam Đông - Bạch Mã - Phú Lộc và là một trong các trung tâm mưa địa hình vào loại lớn ở nước ta. Nếu như dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc gây mưa lớn vào mùa đông thì cũng dãy núi này lại dư ẩm gây mưa lớn ở phía Tây Trường Sơn và tạo gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè trên lãnh thổ này.

- Thuận lợi

+ Nhiệt độ trung bình các tháng cao phần lớn đều trên 20oC, nhiệt độ trung bình trên năm là 24,6oC. Đây là nhiệt độ rất thích hợp cho cây trồng phát triển.

+ Lượng mưa tương đối lớn, cho phép kéo dài vụ canh tác, thuận lợi cho thảm thực vật rừng phát triển, đảm bảo nguồn nước đáng kể cho các loại cây trồng và vật nuôi.

+ Do có nhiệt độ cao, biên độ nhiệt ngày đêm lớn (7oC), số giờ nắng trong năm nhiều (1,752 giờ) nên chế độ khí hậu rất thích hợp với một số cây trồng có giá trị hàng hoá như cây lạc, đậu, hồ tiêu cây ăn quả... đặc biệt là cây cao su.

- Khó khăn

+ Trong năm có một số tháng khô hạn, khắc nghiệt như tháng 6 đến tháng 8, lúc này lượng mưa nhỏ, lượng bốc hơi cao, độ ẩm thấp. Tháng 6 đến tháng 8 thường có gió khô nóng tây nam gây khô hạn, dễ gây cháy rừng, cây trồng kém phát triển.

+ Lượng mưa tập trung vào các tháng từ tháng 9 đến tháng 12, mưa kéo dài gây ngập úng, lũ lụt. Ngoài ra, còn bị ảnh hưởng của gió mùa đông bắc khô lạnh, gió bão gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

như: xây dựng hệ thống thuỷ lợi kênh mương đảm bảo cung cấp đầy đủ nước trong mùa khô và tiêu nước trong mùa mưa, có cơ cấu mùa vụ cây trồng thích hợp, tăng độ che của thảm thực vật.

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 31 - 33)