Cơ cấu các loại giống cao su trồng trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 39 - 40)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

2.2.2.Cơ cấu các loại giống cao su trồng trên địa bàn tỉnh

Theo đánh giá của Tổng công ty cao su Việt Nam, Thừa Thiên Huế là một trong số ít tỉnh có được những điều kiện thuận lợi cho việc trồng và phát triển cao su. Với một đới khí hậu ẩm ướt và một lượng mưa lớn trong năm cộng với sự phân bố đa dạng về địa hình trên toàn bộ vùng miền đã tạo điều kiện cho tỉnh trồng và thử nghiệm nhiều loại giống cao su khác nhau. Để biết được cơ cấu các loại giống cao su ta xem bảng 2.4.

Bảng 2.4: Cơ cấu giống cao su trồng mới năm 2001 - 2006

(Đơn vị tính: %)

Giống ĐôngNam Hương Trà Phong Điền Phú Lộc A Lưới Tổng

RRIM600 84,14 217,00 193,80 494,94 GT1 168,28 144,82 147,00 8,00 468,10 PB260 757,09 430,10 310,10 102,00 98,94 1698,20 PB235 968,21 124,00 20,00 16,30 23,82 1152,33 RRIV2 208,20 28,00 13,00 17,00 266,20 RRIV3 220,00 126,17 87,40 37,50 471,07 RRIV4 193,75 264,60 50,60 50,00 191,50 750,45 RRIC121 45,00 137,00 82,00 67,00 331,00 Khác 90,92 93,87 88,89 57,30 60,24 391,22 Tổng 2.307,39 1.839,59 964,53 416,00 496.00 6.023,51 Nguồn: [38]

Sự phân bố các loại giống cao su trên cho ta thấy rằng các huyện trên địa bàn đều có thuận lợi trồng các loại giống cao su và các loại giống này đều phát triển tốt và cho sản lượng mủ cao. Trong đó cao su khai thác hiện nay chủ yếu là giống RRIM600 và GT1 được trồng chủ yếu ở Phong Điền, Nam Đông, Hương Trà đang cho hiệu quả. Hiện nay, bên cạnh những giống truyền thống, Trung tâm Khuyến nông

tỉnh đã khuyến khích các hộ nông dân đưa vào trồng các loại giống cao su mới có năng suất cao và chống chịu tốt PB235, PB260, RRIV4 được trồng phân bố đều ở các huyện trong tỉnh.

Với số vốn đầu tư hạn chế nhưng kết quả đạt được như vậy là đáng khích lệ, chứng tỏ cây cao su trồng trên đất Thừa Thiên Huế sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao nếu được đầu tư hợp lý. Sự thiếu vốn là nguyên nhân chính dẫn đến 13% diện tích đã trồng sinh trưởng yếu và kém [38].

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 39 - 40)