Năng suất, sản lượng mủ cao su của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 50 - 53)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

2.3.4.Năng suất, sản lượng mủ cao su của các hộ điều tra

Năng suất và sản lượng là 2 nhân tố khẳng định sự hiệu quả hay không của quá trình sản xuất trên cùng 1 đơn vị diện tích của các nông hộ. Qua bảng số liệu 2.12 ta thấy diện tích cao su bình quân trên địa bàn khá đồng đều với 1,15ha/1 hộ dân, trong đó thấp nhất là Hương Hòa 0,71 ha và cao nhất là Phong Mỹ là 1,58 ha.

Trong năm thứ 9 năng suất bình quân tính cho 1 ha trên toàn tỉnh có sự xáo trộn, năng suất bình quân chung cả tỉnh là 1,9 tấn/1ha trong đó cao nhất là Hương Hòa 2,19 tấn/ha và thấp nhất là Hương Bình chỉ có 1,35 tấn/ha. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do tại Hương Hòa tỷ lệ cao su đến tuổi đưa vào khai thác cao hơn so với các xã khác (khoảng 70%) trong khi các xã khác chỉ đạt mức 30% đến 40%. Ở Phong Mỹ do có

thời gian ngắt quảng của dự án 327/CT nên cao su được khai thác vào năm thứ 10, năm thứ 9 chỉ có khoảng 30% hộ đưa cao su vào khai thác, dẫn đến năng suất thấp là như vậy. Giá trị sản xuất trong năm thứ 9 của Phong Mỹ là lớn nhất đạt 30,84 triệu trong khi Hương Hòa và Hương Bình chỉ đạt 14,02 triệu/1 ha.

Bảng 2.12: Năng suất và sản lượng mủ cao su của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Năm 9 Năm 10 Năm 11

Toàn tỉnh

Diện tích ha 1,15 1,15 1,15

Sản lượng kg 2181 4009 4484

Năng suất tấn/ha 1,90 3,49 3,90

GO/hộ 1000 đ 19.630 60.127 26.901

Go/ha 1000đ 17.100 52.350 23.400

Hương Hoà

Diện tích ha 0,71 0,71 0,71

Sản lượng kg 1.558 2.226 2.671

Năng suất tấn/ha 2,19 3,13 3,76

GO/hộ 1000 đ 14.022 33.386 16.025

GO/ha 1000đ 19.749 47.022 22.570

Phong Mỹ

Diện tích ha 1.586 1.586 1.586

Sản lượng kg 3.428 5.339 5.873

Năng suất tấn/ha 2,16 3,37 3,70

GO 1000 đ 30.848 80.087 35.238

GO/ha 1000đ 19.450 50.496 22.218

Hương Bình

Diện tích ha 1,153 1,153 1,153

Sản lượng kg 1.558 4.461 4.907

Năng suất tấn/ha 1,35 3,87 4,26

GO/Hộ 1000 đ 14.022 66.910 29.440

GO/ha 1000đ 12.161 58.031 25.533

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Năm thứ 10 do có sự đột biến về giá trên thị trường, đồng thời sản lượng cao su cũng khai thác ở mức tối đa nên trên bảng số liệu ta thấy các chỉ tiêu tăng nhanh so với năm thứ 9. Năng suất bình quân cả tỉnh đạt 3,49 tấn/1ha trong đó cao nhất là xã Hương Bình đạt 3,87 tấn/ha và thấp nhất là Hương Hòa 3,13 tấn/ha. Sản lượng tăng đồng thời giá bán trên thị trường tăng dẫn đến giá trị sản xuất bình quân của 1 ha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cao su tăng, trong đó giá trị sản xuất bình quân toàn tỉnh là 60,12 triệu/1ha trong đó cao nhất là xã Phong Mỹ đạt 80,08 triệu/ha và thấp nhất là Hương Hòa đạt 33,38 triệu/ha. Qua điều tra thấy rằng tại các xã như Hương Bình, Phong Mỹ các hộ dân thấy cao su được giá nên mặc sức khai thác với mật độ dày từ 20 đến 25 ngày trong tháng trong khi mức cho phép của quy trình chỉ 10 đến 15 ngày. Đây là thực trạng mà chính quyền và các cơ quan chức năng cần biết để phổ biến, tuyên truyền để các hộ nông dân khi thác cao su đúng quy trình như đã quy định.

Trong năm thứ 11 mặc dù sản lượng và năng suất có tăng nhẹ nhưng do giá cả thị trường thế giới biến động làm cho các yếu tố giá đầu vào giảm, giá cao su thiên nhiên sụt giảm theo. Giá giảm làm giá trị sản xuất bình quân của 1 ha cao su trên địa bàn tỉnh chỉ còn 26,9 triệu trong đó thấp nhất là Hương Hòa chỉ đạt 16,02 triệu/1ha. Giá giảm buộc các tư thương phải phân loại mủ cao su để định những mức giá sao cho có lợi nhất nên có sự khác biệt về giá trị sản xuất bình quân cho 1ha cao su giữa các xã điều tra là như vậy.

Qua điều tra, tình trạng cao su bị thu hoạch non không chỉ xảy ra ở Hương Bình mà còn ở nhiều xã khác thuộc huyện Hương Trà, Nam Đông, Phú Lộc với diện tích lên tới hàng nghìn hécta. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Việc khai thác mủ khi cây chưa đạt chuẩn kỹ thuật sẽ khiến giảm tuổi thọ, giảm sức cho mủ. Một cây cao su nếu được chăm sóc và khai thác đúng quy trình sẽ cho mủ trên dưới 20 năm, nhưng nếu bị “bóc lột” sớm có thể chỉ còn 5 - 7 năm. Sỡ dĩ có tình trạng như vậy là trong thời gian qua, do giá phân bón tăng quá cao mà ngân hàng không thể cho vay thêm vốn nên bà con buộc phải “bóc ngắn cắn dài”. Được biết, trong một chu kỳ cao su thuộc dự án, người dân được Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện cho vay 16 triệu đồng/ha. Số tiền này được giải ngân 2 lần/năm nhưng giá phân bón NPK năm 2002 chỉ khoảng 120.000 đồng/bao 50kg, nay đã tăng lên 500.000 đồng/bao. Như vậy, tiền hỗ trợ chỉ đủ cho bà con mua 1 tạ phân mỗi đợt, trong khi 1ha cao su cần ít nhất 1,5 tấn/đợt bón. Ngoài ra, chi phí về công thuê mướn, thuốc trừ cỏ và các vật tư nông nghiệp khác đều tăng, số tiền hỗ trợ chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu. Thêm vào đó, lãi suất theo hợp đồng năm 2002 là 0,81%/tháng nay tăng lên 1,25%.

Chính vì vậy, dù nhận thức được sự thiệt hại rất lớn từ việc bán, khai thác cao su phạm nhưng người dân đành phải chấp nhận. Chính quyền địa phương cũng phản ứng rất yếu ớt trước thực trạng này. Việc làm này, không đúng với chủ trương xóa đói giảm nghèo của dự án nhưng theo Luật Đất đai, người dân có quyền bán vì họ có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chính quyền muốn ngăn cản cũng khó. Thực tế, sau khi bán rừng cao su, người dân chỉ đủ tiền để trang trải nợ nần, còn sau đó lại trắng tay.

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 50 - 53)