4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động
Lao động đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong mỗi quá trình tổ chức sản xuất, chất lượng lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất và hiệu quả sản xuất.
Vấn đề dân số và lao động ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế của địa phương, nó vừa là động lực, vừa là thách thức. Thừa Thiên Huế là một tỉnh đông dân và tỷ lệ sinh còn khá cao, tỷ lệ dân nông thôn chiếm đa số. Tính đến năm 2008, số dân ở khu vực nông thôn chiếm 747.931 người, gấp 1,88 lần so với dân số ở khu vực thành thị.
Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế TT Chỉ tiêu 2007 (Người) 2008 (Người) 2008/2007 +/- %
1 Dân số phân theo giới 1.137.962 1.145.259 7.297 0,64
+ Nam 559.518 563.613 4.095 0,73
+ Nữ 578.444 581.646 3.238 0,55
2 Dân số phân theo thành thị, nông thôn 1.137.962 1.145.259 7297 0,64
+ Thành thị 357.682 397.328 39.646 11,08
+ Nông thôn 780.280 747.931 -32.349 -4,14
3 Lao động theo ngành kinh tế 516.945 520.645 3.700 0,71 + Lao động nông nghiệp và
lâm nghiệp 167.950 169.149 1199 0,71
+ Lao động phi nông nghiệp 348.995 351.496 2501 0,72
Nguồn: [5]
Theo số liệu thống kê,dân số toàn tỉnh năm 2008 là 1.145.259 người, trong đó có 563.613 nam tăng 0,73% so với năm 2007, và 581.646 nữ tăng 0,55% so với năm 2006. Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động của tỉnh cũng không ngừng tăng lên. Năm 2008, tổng số lao động của tỉnh là 520.645 người, trong đó lao động nông nghiệp là 169.149 người tăng 0,71% so với năm 2007, số lao động phi nông nghiệp là 351.496 người.
Nhìn chung, số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa hợp lý. Đặc biệt, nhu cầu sử dụng lao động trong sản xuất nông nghiệp còn mang tính thời vụ khá cao, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ổn định đã dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp.