4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008
Loại đất Diện tích và cơ cấu
Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 506.527,91 100,00
I. Đất nông nghiệp 349.812,55 69,06
1. Đất sản xuất nông nghiệp 53,89 10,64
- Đất trồng cây hàng năm 42.199,79 8,32
- Đất trồng cây lâu năm 11.769,55 2,32
Trong đó diện tích trồng cao su 7.885,00
2 .Đất lâm nghiệp 290.622,92 57,38 - Rừng sản xuất 117.358,34 12,17 - Rừng phòng hộ 108.626,60 21,45 - Rừng đặc dụng 64.637,98 12,76 3. Đất nuôi trồng thủy sản 5.222,33 1,03 4. Đất nông nghiệp khác 77,79 0,02
II. Đất phi nông nghiệp 77.488,37 15,30
IV. Đất chưa sử dụng 79.226,99 15,64
1. Đất bằng chưa sử dụng 15.315,58 3,02
2. Đất đồi núi chưa sử dụng 62.622,74 12,36
3. Đá núi không có rừng cây 1.288,67 0,25
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008
Đất đai là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, không có đất thì không có ngành sản xuât nông nghiệp, đất đai là căn cứ xác định cây trồng và cơ cấu cây trồng hợp lý.
Qua bảng số liệu ta thấy diện tích đất nông nghiệp khá lớn chiếm tới 69,06% trong tổng 506.527,91 ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp 10% và đất lâm nghiệp 57,38%. Đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng do Nhà nước quản lý (rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng) còn lại 117.358,34 ha rừng sản xuất chủ yếu là các lâm trường và rừng đã giao khoán cho các hộ dân quản lý. Trong cơ cấu đất trồng cây lâu năm, phần lớn trong đó là cao su: 7885 ha được phân bố đều giữa các huyện trong tỉnh, diện tích còn lại chủ yếu là phục vụ cho kinh tế vườn và một số cây lâu năm khác. Với 117.358 ha rừng sản xuất (theo đánh giá chung là không hiệu quả), cần có những chính sách chuyển sang các loại cây như cao su vừa đảm bảo độ che phủ và có hiệu quả kinh tế. Với nhiều dãy núi cánh cung được phân bố ở những huyện miền núi có độ dốc lớn, giao thông đi lại khó khăn dẫn đến 79.226,99 ha đất bỏ hoang, trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa khai thác (62.622 ha) và đất bằng chưa sử dụng (15.315 ha). Một nghịch lý là các hộ nông dân trồng cao su thường bị giới hạn về đất sản xuất, trong khi quỹ đất bỏ hoang trên địa bàn tỉnh còn khá nhiều. Đây có thể coi là tiềm năng nhưng cũng là thách thức trong công tác quy hoạch sử dụng đất của tỉnh. Vấn đề đặt ra là cần những chủ trương, chính sách hợp lý trong phân công lao động, sử dụng vốn đầu tư nhằm khai thác và sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả trong đó chú trọng đến công tác giao đất, giao rừng và bảo vệ chăm sóc rừng trồng, cây công nghiệp lâu năm.