MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 82 - 83)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

XUẤT CAO SU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Bộ NN&PTNT và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, dự án Đa dạng hoá Nông nghiệp trong đó chủ lực là phát triển cây cao su tiểu điền đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Đồng bào miền núi các huyện Nam Đông, Phong Điền, Hương Trà đã có thu nhập từ cây cao su bình quân 15 - 25 triệu đồng/hộ/năm. Cây cao su được biết đến như là "Cây xoá đói giảm nghèo" cho đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa...

Toàn tỉnh (chủ yếu là 5 huyện Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền và A Lưới) đã trồng mới được 6.023,51 ha cao su từ năm 2001-2007 và chăm sóc phục hồi 1.555 ha cao su trồng từ chương trình 327. Đối với cây cao su, khu vực Thừa Thiên Huế còn nhiều tiềm năng đất đai để phát triển cao su, nhưng tốc độ phát triển chậm, việc chuyển đổi đất rừng sản xuất sang phát triển cao su ở khu vực này còn nhiều lúng túng. Việc phát triển cao su là vấn đề mới, kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn còn ít, hơn thế nữa, trong sản xuất nhiều nơi chưa thực hiện đúng các kỹ thuật canh tác bền vững.

Tuy nhiên do chương trình dự án Đa dạng hoá Nông nghiệp kết thúc vào 31/12/2006 nên người dân không khỏi có những khó khăn trong việc chăm sóc phục hồi và phát triển cao su tiểu điền trong năm 2007 và những năm kế tiếp. Trước tình hình khó khăn trên, lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh trích từ ngân sách gần 500 triệu đồng để hỗ trợ cho 155 nông dân chủ chốt và 28 cán bộ khuyến nông cao su chỉ đạo kỹ thuật giúp cho dân.

Trong phương hướng nhiệm vụ của những năm sắp đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho lãnh đạo tỉnh có kế hoạch định hình vườn cao su toàn tỉnh đạt 10.000 - 11.000ha (kế hoach từ năm 2007 - 2012 trồng mới 4.000 ha cao su). Diện tích cao su khai thác năm 2007 là: 912,02 ha, ước tính sản lượng là 1.000 tấn mũ khô, năm 2008 từ 1.200 - 1.300 ha sản lượng mũ khô là 1.500 tấn, Tổng giá trị sản phẩm thu được trên toàn tỉnh dao động 45 tỷ đồng/năm.

Để thực hiện tốt điều đó cần một số giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 82 - 83)