TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CAO SU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 54 - 60)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

2.4. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CAO SU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

khả năng của hộ.

Mặc dù mức đầu tư lớn nhưng do 3 năm đầu thu hoạch giá mủ cao su lên cao, đặc biệt năm thứ 10, giá mủ lên đến 16.000 đ/kg, nên thời gian thu hồi vốn hoạt động và thời gian thu hồi vốn đầu tư đều đạt được ở năm thứ 10 (tức là năm thu hoạch thứ 2).

Với mức lãi suất chiết khấu là 12% thì ở năm thứ 11 (tức là năm thu hoạch thứ 3) các hộ đã có lãi 2,344 triệu đồng.

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ tính đến năm thứ 11 là 11%. Cho dù vẫn còn thấp hơn lãi suất chiết khấu nhưng chúng tôi cho rằng sản xuất cây cao su vẫn rất có hiệu quả.

Tóm lại, từ những phân tích trên cho thấy, sản xuất cao su ở Thừa Thiên Huế là rất hiệu quả. Nếu giá cả thị trường không biến động mạnh thì có thể nói, cây cao su là cây có thể phát triển để xóa đói, giảm nghèo ở Thừa Thiên Huế.

2.4. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CAO SU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỪA THIÊN HUẾ

Tiêu thụ sản phần hàng hóa là kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ dân. Trên địa bàn Thừa Thiên Huế vấn đề tiêu thụ mủ cao su luôn được đảm bảo, sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó và luôn trong tình trạng khát hàng cao su mủ đông. Qua thực tế điều tra, việc bà con nông dân khai thác được mủ bao nhiêu thì đã bán lại hết cho tư thương hoặc bán thẳng cho nhà máy lúc đó chứ không phải chờ giá lên như một số mặt hàng nông sản khác. Để biết được cụ thể việc các kênh phân phối hàng hóa mủ cau su trên địa bàn tỉnh chúng ta xem xét các sơ đồ sau:

Kênh tiêu thụ cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hướng thứ nhât: Hộ nông dân - Thu gom - Công ty cao su TT Huế

Hiện nay trên địa bàn chỉ có nhà máy CBCS Nam Đông và Nhà máy Sơ chế ở Thượng Nhật Nam Đông. Hai nhà máy này trước đây vẫn có các đại lý thay mặt nhà

máy thu mua ở Phong Điền (Ông Thiên) và Hương Trà (Anh Thành), nhưng hiện nay do hoạt động không hiệu quả nên các đại lý này đã trở thành những thu gom độc lập. Các hộ nông dân ở xa nhà máy hoặc ở gần mà không có điều kiện chuyên chở thường chọn kênh này để phân phối. Với việc nhà máy ở cách xa nhau cũng như bị giới hạn về địa hình nên nhà máy không thể đảm đương mua hết lượng mủ trên mỗi địa bàn, việc chọn lựa kênh phân phối này là yếu tố tất yếu. Nhưng đối với những hộ nông dân gần nhà máy không lựa chọn kênh này mà có thể mang hàng hóa trực tiếp đến bán cho nhà máy để thu được một khoảng chênh lệch do yếu tố trung gian mang lại.

Hướng thứ hai: Hộ nông dân - Công ty cao su TT.Huế

Những hộ nông dân chọn theo hướng này là những hộ ở gần nhà máy, có số lượng mủ lớn và điều quan trọng là họ không muốn mất đi một khoản chênh lệch giữa bán mủ cho thu gom và nhà máy. So với hướng thứ nhất thì đây là hướng thứ hai mà các hộ nông dân lựa chọn. Qua điều tra thấy rằng ở Nam Đông lượng mủ bán qua kênh này chiếm 70% tổng lượng mủ toàn huyện; Phong Điền là 30% và Hương Trà là 10%. Để bán được theo hướng này hộ nông dân phải tự túc phương tiện chuyên chở, thực hiện mua bán theo hợp đồng và thông thường công ty sẽ thanh toán ngay hoặc nợ một vài hôm sau đó mới thanh toán.

Hướng thứ ba: Hộ nông dân - Thu gom - Công ty cao su Quảng Trị

Đây là một phần của hướng thứ nhất vì việc bán ở Huế hay bán ở Quảng Trị là tùy thuộc vào mức giá ở mọi thời điểm. Tại thời điểm điều tra ở TT Huế, có một số tư thương sau khi cân đối giá ở mỗi nhà máy sẽ quyết định mức giá thu mua có lợi nhất. Tại Huyện Phong Điền, do gần nhà máy CBCS Quảng Trị hơn nên các thu gom thường vẫn bán ở Quảng Trị vì ở đây xa nhà máy, nông dân cần có tiền ngay sau một đêm lao động thu hoạch mủ vất vả thì chọn lựa cách này là tất yếu. Bên cạnh đó các tư thương ở đây là những mối quen biết với nhà máy nên việc mua bán sẽ dễ dàng hơn. Thời điểm này giá cao su xuống thấp nên việc các tư thương chọn hướng bán cho Nhà máy CBCS Quảng Trị đang là sự lựa chọn vì về mức độ quy mô cũng như mức độ chuyện nghiệp thì hơn hẳn những nhà máy CBCS ở Huế. Theo ước tính thì

số lượng mủ cao su đi theo hướng này vào khoảng 70% chủ yếu là tại Hương Trà và Phong Điền. Tuy nhiên, nếu giá mua mủ khô của Quảng Trị có lợi hơn thì ngày cả những tư thương ở Nam Đông cũng sẵn sàng bán ra cho nhà máy CBCS Quảng Trị.

Hướng thứ tư: Hộ nông dân - Thu gom ở Huế - Tho gom ở Đã nẵng

Hiện nay giá cả có giảm so với năm 2008, nhưng do mức độ khan hiếm của nguyên liệu mủ cao su nên một số thu gom ở Đà nẵng đã ra tận Huế để lập kênh thu mua cao su mủ đông. Kênh này mới được thành lập nhưng các thu gom ở Huế vẫn xem đây là kênh bán đáng quan tâm vì giá cả ổn định hơn mặc dù chất lượng mủ không cần cao lắm như yêu cầu của Nhà máy. Chưa dám chắc tỷ lệ tiêu thụ qua kênh này nhưng theo nhận định của một số thu gom trên thị trường thì ước chứng khoảng 10% và có xu hướng lớn dần.

Kênh 1: Công ty cao su Thừa Thiên Huế bán sản phẩm cho công ty cao su Quảng Trị

Mủ cao su sau khi thu gom từ các nông hộ sẽ được xử lý, bảo quản và bán lại một phần cho công ty cao su Quảng Trị. Công ty cao su Quảng Trị là công ty cao su lớn có nhiệm vụ thu mua, xử lý và xuất khẩu thành phẩm. Công ty cao su Quảng Trị phải thu mua với một số lượng mủ lớn trên các địa bàn các tỉnh lân cận. Trong khi việc các công ty cao su ở Huế chưa đáp ứng được điều này thì việc lựa chọn bán cho Công ty ở Quảng Trị là sự lựa chọn hiển nhiên.

Kênh 2: Công ty cao su Thừa Thiên Huế bán sản phẩm cho các doanh nghiêp tại Huế

Một phần cao su sẽ được bán lại cho các doanh nghiệp ở Huế, loại cao su này là những cao su thứ phẩm không thể tiêu thụ ở Đà Nẵng được mới đem bán ở kênh này. Các doanh nghiệp này chủ yếu là sản xuất các mặt hàng nhỏ lẻ gia dụng phục vụ nhu cầu của các khách hàng ở Huế như bao tay, xăm lốp... Lượng mủ bán qua đường này khoảng 10%.

Quy mô các Công ty Cao su Đà Nẵng ở khu Công nghiệp Hòa Khánh là rất lớn, các công ty này thực hiện đồng thời các chức năng khác nhau đó là vừa xuất khẩu, vừa xản xuất hàng gia dụng. Với mục tiêu xuất khẩu là chủ yếu chủ yếu ở thị trường Đông nam Á và Trung Quốc. Phương châm đa khách hàng và đa ngành nghề nhưng trước mắt các công ty CBCS ở TT.Huế chỉ đáp ứng được việc có nhiều khách hàng và mở rộng thị trường. Công ty Cao su Đà Nẵng ngoài dùng 30% lượng mủ cho xuất khẩu thì còn lại phục vụ cho công việc sản xuất hàng gia dụng phục vụ thị trường nội địa. Đây là điều đáng buồn vì như vậy nói lên rằng ngành công nghiệp chế biến nội địa chưa thật sự phát triển.

Sơ đồ 2.1: Chuỗi cung cao su và tỷ lệ khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các kênh

Công ty CBCS Đà Nẵng Doanh nghiệp ở Huế Công ty Cao su Quảng Trị

Công ty Cao su TT.Huế Thu gom địa phương

Hộ trồng cao su

Các yếu tố đầu vào

80% 10% 10% 70% 30% 60% 30% Thu gom ở Đà Nẵng 10%

Phân tích chuỗi

Khác với loại nông sản bình thường, cao su là cây công nghiệp dài ngày. Sản phẩm khai thác không tập trung trong một khoảng thời gian nhất định như trên mà thường kéo dài tử 8 - 9 tháng trong 1 năm. Ngay sau khi khai thác, mủ cao su được đưa ngay đến nhà máy chế biến, nếu để càng lâu sự hao hụt càng lớn và chất lượng mủ càng giảm do mủ cao su biến chất. Do phải bỏ các chi phí thu gom, vận chuyển nên làm cho biên thị trường khá lớn nhưng chênh lệch giá các điểm trong chuỗi cung lại rất nhỏ. Sỡ dĩ có những khác biệt này là do các nguyên nhân:

Để đứng ra làm đại lý trung gian hoặc tư thương thu mua sản phẩm từ nông hộ thì cần phải có lượng vốn lớn, có khả năng kinh doanh, có thời gian và mạnh dạn đầu tư. Trong khi đó, hầu hết người dân trên địa bàn đều làm nghề nông, không có điều kiện về mặt thời gian để kết hợp với các việc buôn bán suốt năm. Mặt khác nguồn vốn lại có hạn, không có kiến thức về kinh doanh do vậy chỉ có một số ít người có khả năng thu mua sản phẩm mủ cao su. Do ít người mua nên sự cạnh tranh giữa các người mua không mạnh làm cho giá cả bị cầm chừng. Các thu gom cũng có mối quan hệ với nhau, việc thu mua và làm giá thường xảy ra.

Hầu hết lượng mủ thu gom được đều được bán lại cho công ty cao su TT.Huế, và nhà máy CBCS Quảng Trị, giá thu vào được áp dụng như nhau cho tất cả các đối tượng nên không thu gom nào dám phá giá mua cao hơn vì dễ bị lỗ.

Khảo sát toàn bộ chuỗi cung ứng ta thấy hầu hết giá cao su đều tăng dần lên sau quá trình tiêu thụ.

Sau khi khai thác tại vườn, mủ cao su được đưa về hộ gia đình với chi phí khoảng 10.000 đồng/tạ. Để mủ không bị biến chất thì mủ phải được bảo quản và xử lý sơ bộ tại các hộ gia đình trước khi bán mủ cho các tư thương hoặc công ty cao su, chi phí công đoạn này khoảng 10.000 đồng/tạ.

Nếu mủ được bán thông qua các thu gom trên địa bàn thỉ phải tốn thêm chi phí thu mua của các thu gom. Thông thường các thu gom sẽ trực tiếp đến các hộ dân để

thu mua mủ, phương tiện chủ yếu được sử dụng là xe máy hoặc xe ba gác, chi phí thu mua khoảng 7.000 đồng/tạ. Sau đó các thu gom lại tiếp tục vận chuyển mủ đến công ty cao su. Nếu mủ được bán trực tiếp cho công ty cao su thì người dân phải vận chuyển trực tiếp đến công ty, chi phí vận chuyển cũng vào khoảng 10.000 đồng/tạ.

Như vậy, giá trị của mủ cao su tăng lên khoảng 15.000 đến 20.000 đồng/tạ cho việc xử lý mủ, bảo quản và vận chuyển đến các nhà máy chế biến. Tuy chi phí tăng lên qua các khâu nhưng chất lượng mủ có xu hướng giảm xuống do bị lẫn tạp chất và biến đổi do ảnh hưởng của môi trường.

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w