Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển cao su tiểu điền

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 61 - 63)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

2.6.1.1.Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển cao su tiểu điền

Chính sách của Nhà nước có vai trò quan trọng, có ý nghĩa định hướng trong sản xuất nông nghiệp. Từ những năm 60 đặc biệt là những năm 90 lại nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm định hướng phát triển cây cao su theo mô hình kinh tế hộ, điều này đã tạo ra một động lực rất lớn để cây cao su phát triển mạnh như hiện nay. Một số chính sách đó là:

Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nghị quyết này đã khuyến khích các hộ nông dân và các lâm, nông trường không ngừng khai thác thêm các nguồn đất bỏ hoang. Khuyến khích các hộ nông dân góp đất thành lập HTX làm tăng thêm khả năng và năng lực sản xuất.

Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ. Về việc giao, cho thuê đất lâm nghiệp để tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Ngày 15 tháng 2 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ra Quyết định số 327CT, Quyết định nêu rõ: “Theo phương hướng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000, các cấp, các ngành động viên cao độ sức lực, trí tuệ, tiền của mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau tham gia dự án để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, rừng bãi bồi ven biển và mặt nước”. Xuất phát từ đó, các tỉnh có đất trống đồi núi trọc đã xây dựng các dự án để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực đất đai của tỉnh mình.

Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Công văn số 14389TC/TCT ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính thực hiện hưởng ưu đãi đối với đầu tư cao su.

Ngày 16/11/1992, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra Quyết định số 779 QĐ-UBND phê duyệt dự án Nông - lâm - công nghiệp Tây Phong Điền thuộc Lâm trường Phong Điền Tỉnh Thừa Thiên Huế để triển khai dự án 317/CT của Chính phủ.

Với mục tiêu chiến lược tổng quan ngành cao su Việt Nam từ năm 1996 đến 2005 và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển 700.000 ha cao su trong cả nước: “Ngành cao su có trách nhiệm tổ chức trồng và sản xuất cao su nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su ở trong nước” (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt tổng quan phát triển ngành cao su Việt Nam từ năm 1996-2005 ngày 05/02/7996).

Ngày 25/4/1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án đa dạng hoá nông nghiệp của Bộ NN&PTNT, nội dung bao gồm phát triển cao su tiểu điền trong đó có trồng mới 60.000 ha và phục hồi chăm sóc 17.600 ha cao su tiểu điền hiện có của tỉnh Đaklak, Gialai, Komtum, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Bình Thuận. Nội dung sử dụng đất, thâm canh đa dạng hoá nông nghiệp với tổng vốn đầu tư là 84,6 triệu USD.

nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng mà trong đó có cây cao su là một trong những cây được lựa chọn để thực hiện dự án. Trên cơ sở các chính sách của Đảng và Nhà nước đã đưa ra, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều quyết định chỉ đạo về việc phân bổ diện tích trồng cao su tiểu điền trên địa bàn các huyện có điều kiện thuận lợi cũng như thành lập ban quản lý dự án nhằm thực hiện các dự án một cách hiệu quả.

Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nên việc tham gia tiến trình toàn cầu hóa, người nông dân Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường. Song với trình độ sản xuất còn thấp, họ cũng gặp nhiều bất lợi do các nước đã phát triển thường có những biện pháp bảo vệ và hỗ trợ nền nông nghiệp của mình. Nông dân Việt Nam cũng nhận được sự giúp đỡ quý giá của Nhà nước về cơ sở hạ tầng, về con giống, cây giống, về giáo dục khuyến nông, nhưng đây là những sự giúp đỡ gián tiếp và vẫn được WTO chấp nhận duy trì.

Ngoài những chính sách trên thì Nhà nước còn có chính sách trợ giá cho nông sản như trợ giá đầu vào, đầu ra, trợ giá xuất khẩu... và hỗ trợ lãi suất vay vốn.

Đến nay dự án Đa dạng hóa nông nghiệp đã thực hiện thành công trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Với các phương thức đầu tư của dự án đã giúp tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển các mô hình sản xuất cao su tiểu điền đạt hiệu quả, góp phần đáng kể trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Dự án Đa dạng hóa nông nghiệp giai đoạn 2 đã đầu tư trồng mới được 6.042,4 ha cao su và phục hồi được 1.555,51 ha cao su, trong đó có 1.100 ha đã đưa vào khai thác mủ.

Tại thời điểm này do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu cao su trên thị trường thế giới sụt giảm, kéo theo đó lượng xuất khẩu cao su trong nước phải ngưng lại dẫn đến giá mủ đông tại thị trường Thừa Thiên Huế giảm còn 6000 đồng/1kg, khác hẳn so với thời điểm điều tra là 16.000 đến 21.000 đồng/kg. Trước tình hình này buộc Nhà nước phải hỗ trợ các nhà máy thu mua cán khô tích trữ chờ giá bình ổn lại. Hành động này đã hỗ trợ được các doanh nghiệp trong lúc khó khăn nhưng quan trọng nhất là hỗ trợ nông dân có thể thu lợi từ cao su trong thời kỳ khó khăn.

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 61 - 63)