Những căn cứ định hướng phát triển trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 78 - 80)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

3.1.1Những căn cứ định hướng phát triển trong thời gian tới

Nhằm định hướng cho hoạt động sản xuất cao su hàng hóa trong thời gian tới cần xuất phát từ một số căn cứ chủ yếu sau:

Thứ nhất: Về chủ trương chính sách

+ Tại lễ ra mắt tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ngày 22/04/2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo: “Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn phối hợp cùng các ban ngành & các tỉnh cần quy hoạch lại diện tích đất rừng kém hiệu quả sang ưu tiên phát triển cây cao su. Chúng ta hoàn toàn có thể phát triển thêm 100.000 ha cao su ở Tây Nguyên, 100.000 ha cao su ở Tây Bắc cộng thêm một số diện tích ở miền Trung, đến năm 2015, Việt Nam hoàn toàn nâng diện tích cao su trong nước tăng lên 1 triệu ha”

+ Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã đề ra nhiệm vụ: “Tập trung đầu tư hình thành vùng kinh tế tổng hợp nông - lâm - công nghiệp chế biến, phát triển kinh tế trang trại, dịch vụ, du lịch. Xác định rừng kinh tế, cây công nghiệp (cao su, càfê), kinh tế vườn, chăn nuôi gia súc là hướng đi phát triển chủ yếu để thoát nghèo và vươn lên làm giàu”

- Thứ hai : So với các tỉnh khác, Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế để sản xuất Cao su đặc biệt là đất đai, thổ nhưỡng và thời tiết khí hậu. Theo kết quả điều tra của Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, diện tích đất dự kiến quy hoạch trồng cao su tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới là rất lớn. Trong đó có nhiều diện tích đất trống, đất rừng kém hiệu quả, đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày đã bạc màu, đang

được quy hoạch, chuyển đổi để trồng cao su. Như vậy tiềm năng mở rộng diện tích đất trồng cao su vẫn còn cao.

Mặt khác nhờ có diện tích trồng cao su lớn và tập trung nên dễ dàng hình thành các vùng chuyên canh thuận lợi cho quá trình đầu tư thâm canh, đầu tư cơ sở hạ tầng.

Lao động: Lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế khá dồi dào, nếu được đào tạo và tiếp thu các kỹ thuật mới trong đầu tư thâm canh thì cơ hội để nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất cao su trong thời gian tới là rất lớn. Hiện tại năng suất bình quân của cây cao su cùng năm tuổi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn thấp; trong khi đó năng suất của một số vùng có điều kiện tương tự vẫn cao hơn.

Đẩy nhanh việc mở rộng diện tích trồng cao su, tăng đầu tư thâm canh để nâng cao hiệu quả sản xuất cao su là cơ sở để tạo công ăn việc làm cho người lao động nhằm thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn của tỉnh.

Thừa Thiên Huế là trung tâm giáo dục của cả nước, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực tri thức cũng như lao động phổ thông luôn được quan tâm đúng mức. Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn là tỉnh được chọn làm thí điểm cho các chương trình dự án nông nghiệp nông thôn như dự án xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chương trình phát triển nông thôn - Phần Lan... Các dự án và chương trình này đều có những hợp phần hỗ trợ nông nghiệp nông thôn như: đào tạo nguồn lao động, nhân lực nông thôn, phát triển sinh kế, khuyến nông... đã bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực.

- Thứ 3: Nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới so với trong nước rất cao. Đẩy mạnh sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ góp phần cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và thế giới tăng nguồn thu từ xuất khẩu mủ cao su.

Hiện nay, giá cao su sẽ bình ổn trở lại sau cơn chấn động của suy thoái tài chính, tuy nhiên khó có thể trở lại mức cao như trước đây, giá cao su năm 2009 sẽ giảm so với năm 2008 do các nguyên nhân sau đây:

- Kinh tế các nước suy thoái, sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng ô tô, giảm nhu cầu tiêu thụ cao su nên tiêu thụ sẽ giảm.

- Khi giá cao su giảm xuống mức đáy, trên các thị trường giao dịch kỳ hạn sẽ dấy lên các cuộc đua để tìm mua cao su giá rẻ, sẽ đẩy giá tăng trở lại. Thực tế này đã diễn ra trên thị trường giao dịch Tokyo hồi tháng 8/2008, nhưng do giá đã giảm quá thấp nên mức giá của năm 2009 sẽ không thể đạt tới mức mặt bằng chung của năm 2008.

Nhưng nhìn chung giá cao su sẽ bình ổn trở lại sau một chu kỳ suy thoái kinh tế thế giới. Trong gói kích cầu 787 tỷ USD mà chính quyền Mỹ thông qua rất ưu tiên cho ngành công nghiệp ô tô, tài chính, công nghiệp nặng... có sử dụng nhiều nguyên liệu từ cao su thiên nhiên. Chính phủ Việt Nam cũng đã thông qua gói kích cầu 6 tỷ đôla nhằm cứu vẫn tình thế suy thoái ưu tiên cho những ngành như xây dựng cơ bản, tài chính tiền tệ và hỗ trợ nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu nông sản.

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 78 - 80)