Sự phát triển của hệ thống dịch vụ

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 66 - 67)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

2.6.1.5 Sự phát triển của hệ thống dịch vụ

Từ khi mô hình cao su tiểu điền xuất hiện và phát triển vào năm 1993, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một mạng lưới cung cấp các yếu tố đầu vào và đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cao su hàng hóa.

Đầu vào quan trọng hàng đầu là giống cây cao su đã được người dân thông qua dự án Đa dạng hóa nông nghiệp hay phòng nông nghiệp huyện đặt mua ở nhiều nơi có uy tín trong nước như Ba Vì, Đồng Nai, Chưsê Gia lai có chất lượng đảm bảo, hình thức này rất phù hợp với điều kiện và trình độ dân trí của đại bộ phận nông dân ở đây. Các đầu vào khác như phân bón, hóa chất, công dụng cụ sản xuất đều được cung cấp khá đa dạng về chủng loại sản phẩm do các tư nhân và nhà nước đóng trên địa bàn thực hiện theo phương thức giá thị trường. Sự thuận lợi trong hoạt động cung ứng các yếu tố đầu vào đã tác động tích cực đến việc phát triển diện tích cây cao su.

Sự phát triển quy mô ngày càng lớn mạnh của công ty Cao su Thừa Thiên Huế và một số nhà máy CBCS tại Quảng trị và Đà Nẵng, một hệ thống thu gom rộng lớn trên địa bàn tỉnh đã tạo một sự thuận lợi rất lớn trong khâu tiêu thụ mủ cao su của người sản xuất. Toàn bộ lượng mủ sản xuất đều được người dân bán thông qua thu

gom hay trực tiếp đến nhà máy CBCS. Mức giá thu mua sẽ có sự biến động theo sự biến động của giá thị trường thế giới, sự chủ động trong khâu mua bán đã không còn sự ép giá, hạ giá... Nên hoạt động tiêu thụ diễn ra dễ dàng và thuận lợi cho người dân.

Kỹ thuật canh tác cây cao su tuy khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng thì sản lượng khai thác không cao, đôi khi còn làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng vườn cây trong suốt quá trình kinh doanh. Việc đầu tư không đáp ứng được định mức, không đúng quy trình, đã làm giảm năng suất đặc biệt là chất lượng mủ trên địa bàn không cao như một số tỉnh khác. Vườn cây vào thời kỳ kinh doanh, bị cạo phạm, cạo dày không cho cây nghỉ nhằm thu lợi tối đa đã và sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ kinh doanh của cây cao su.

Trồng và chăm sóc không đúng quy trình, thác không đúng cách đã phần nào hạn chế năng suất và tuổi thọ vườn cây trong suốt thời kỳ kinh doanh, đây cũng là nguyên nhân chính làm năng suất cao su tiểu điền thường thấp hơn năng suất các mô hình sản xuất khác. Khi đưa ra dự án “ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc” và dự án “Đa dạng hóa nông nghiệp” đến với các huyện trên địa bàn tỉnh, đã có nhiều lớp tập huấn kỹ thuật được tổ chức hàng năm nhằm phổ biến và nâng cao hiểu biết về kỹ thuật canh tác cây cao su cho người nông dân. Với sự quan tâm tuyên truyền của các bộ phận chức năng nên tỷ lệ người dân tham gia tập huấn khá cao (80%) và điều này đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Tuy vậy vẫn còn tồn tại một số hộ canh tác thiếu khoa học, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vườn cây.

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w