Những định hướng cơ bản nhằm phát triển cao su hàng hóa trên địa bàn

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 80 - 82)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

3.1.2 Những định hướng cơ bản nhằm phát triển cao su hàng hóa trên địa bàn

và đầu ra, hệ thống thu mua mủ của các thu gom đặc biệt là công ty cao su Thừa Thiên Huế và Công ty Cao su Quảng Trị, công ty Cao su Đà Nẵng đang cố thu mua để bù vào phần công suất nhà máy đang chưa sử dụng. Các nhà máy này chỉ mới hoạt động chưa được 50% công suất, nhu cầu nguyên liệu cao su mủ đông là rất lớn.

3.1.2 Những định hướng cơ bản nhằm phát triển cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tỉnh Thừa Thiên Huế

Xuất phát từ chủ trương chính sách của Nhà nước và của tỉnh về phát triển cao su trên địa bàn, nhu cầu, lợi thế của tỉnh trong thời gian tới, định hướng chung cho sản xuất cao su hàng hóa thực sự là thế mạnh riêng của tỉnh.

Trước mắt cần quy hoạch lại những vùng sản xuất cao su các huyện, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng trồng cao su. Tích cực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất cao su, nghiên cứu lựa chọn áp dụng bộ giống mới phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh nhưng giảm được thời gian KTCB và đạt năng suất cao.

Khai thác tối đa tiềm năng đất đai, phát triển trồng cây công nghiệp đặc biệt là cây cao su, tăng cường sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

Trong thời gian tới theo sự chỉ đạo của tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh đạo tỉnh yêu cầu UBND các huyện như Phong Điền, Nam Đông, Hương Trà, A Lưới phối hợp cùng với Sở Nông nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường thống kê những diện tích cao su hiện tại để đầu tư thâm canh thêm. Đồng thời khẩn trương quy hoạch lại đất rừng, đất kém hiệu quả để chuyển dần sang trồng cao su có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó tỉnh cũng đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp có chính sách hỗ trợ cho những hộ trồng cao su tiểu điền tiếp tục được vay vốn ưu đãi tiếp tục sản xuất.

Khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư trồng mới cao su vì đây là cây trồng có tiềm năng, việc biến động giá chỉ có tính nhất thời và nhất định thị trường sẽ bình ổn trở lại, chù kỳ suy thoái sẽ chấm dứt; vẫn phải tiếp tục mạnh dạn đầu tư, chăm sóc, không như một số hộ ở Hương Thủy, Hương Trà đã bán hàng trăm ha cao su non với giá 100 đến 200 triệu 1 ha cho các đầu nậu. Theo những người trồng cao su lâu năm, một ha cao su có khoảng 500 - 550 gốc và cho khoảng 30 - 35 lít mủ/ngày, với mức giá 9.000 đồng/lít, doanh thu của người dân khoảng 300.000 đồng/ha/ngày. Mỗi người dân sở hữu 3 - 5 ha nếu khai thác đúng cách có thể thu tiền triệu mỗi ngày. Với tuổi thọ từ 20 - 25 năm, rõ ràng cây cao su mang lại một nguồn thu lớn và bền vững hơn rất nhiều con số 100 - 200 triệu/ha bán một lần.

Sự liên kết giữa các hộ trồng cao su với chính quyền địa phương và các nhà máy, công ty CBCS ở Thừa Thiên Huế phải thực sự đảm bảo để người dân yên tâm sản xuất, đồng thời sản phẩm của họ làm ra không bị ép giá bởi các tư thương.

Thời gian qua sự phối hợp này chưa thật sự có hiệu quả, một số hộ dân ở Hương Thủy, Phú Lộc... do sự suy thoái kinh tế toàn cầu, giá phân bón tăng cao, giá cao su thấp, nên đã bán cao su non cũng như cạo kiệt mủ non khi cây chưa đủ tuổi nhưng chính quyền vẫn không hay biết. Giá phân bón NPK tăng gấp 4 lần từ năm 2007 nhưng chính quyền, hay các công ty Vật tư nông nghiệp vẫn không có động thái nào giúp đỡ người dân. Lãi suất ngân hàng tăng từ 0,81%/năm lên 1,25%/năm đã ảnh hưởng đến chí phí đầu vào, làm mất đi khả năng tiếp cận nguồn vốn vay phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Trước tình hình đó đầu năm 2009 Chính phủ đã ra chỉ thị hỗ trợ lãi suất 4% cho vay và phân bổ gói kích cầu chủ yếu phục vụ cho những địa bàn nông thôn sản xuất nông nghiệp đang còn gặp khó khăn như A Lưới, Nam Đông, Hương Trà...

Bên cạnh đó các nhà máy CBCS tạo điều kiện thu mua mủ trực tiếp từ nông dân bên cạnh mua của tư thương. Nhà máy nên công khai giá mua vào để bà con biết và theo dõi, tránh tình trạng bị tư thương ép giá.

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w