Tình hình phát triển diện tích cao su của tỉnh

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 37 - 39)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1.Tình hình phát triển diện tích cao su của tỉnh

Tỉnh Thừa Thiên Huế được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai phù hợp với đặc điểm sinh lý, sinh thái cây cao su. Đứng trước lợi thế đó và thực hiện Quyết định 327CT của Thủ Tướng Chính phủ ngày 15/2/1992, Thừa Thiên Huế đã thực hiện trồng cây cao su ở 2 huyện Hương Trà (lâm trường Tiền phong) và huyện Nam Đông (lâm trường Nam Đông) với diện tích hơn 10 ha [38].

Năm 1993, huyện Phong Điền cũng đã trồng với diện tích 56,98 ha và tổng diện tích trồng được cả tỉnh 424,1 ha. Năm 1995, cả tỉnh trồng 807,9 ha và cho đến năm 1997 toàn tỉnh đã trồng được 1.862 ha cao su dưới hình thức cao su tiểu điền. Từ năm 2001 sau khi cao su tiểu điền theo chương trình 327/CT đưa vào khai thác và có

hiệu quả, tỉnh đã mạnh dạn khuyến khích các hộ nông dân tiếp tục trồng và phát triển thêm trên nhiều vùng khác nhau. Để biết rõ chi tiết diện tích cao su của Tỉnh Thừa Thiên Huế ta xem bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Diện tích cao su của Tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm 1993 - 2008

(Đơn vị tính: ha) Năm trồng Nam Đông Hương Trà Phong Điền Phú Lộc A Lưới Đơn vị khác Tổng *CT/327 140,02 289,46 422,69 0 0 174,00 1.026,17 2001 152,14 179,82 60,80 0 0 0 392,67 2002 430,25 353,10 155,50 24,30 Giải tỏa 0 963,15 2003 559,72 368,80 186,67 165,30 146,60 0 1.427,09 2004 435,29 335,87 158,50 69,00 203,53 0 1.202,19 2005 254,10 395,00 114,69 80,40 72,00 0 916,19 2006 475,89 207,00 288,37 77,00 12,70 0 1.060,96 2007 851,99 25,00 18,04 0 2,00 897,03 Tổng 3.299,40 2.144,05 1.406,09 416,00 436,83 174,00 7.876,36

(*) Là diện tích cao su trồng theo chương trình 327

Nguồn: [38]

Cao su trồng từ năm 1992 - 1997 theo dự án 327, được phục hồi trong Dự án đa dạng hóa nông nghiệp từ năm 2001, diện tích phục hồi 1.555 ha, năm 2006 do bị bão làm cho nhiều diện tích cao su khai thác ở Nam Đông bị gãy đỗ đến nay chỉ còn lại 1.026,17 ha.

Năm 2007 sau khi dự án đa dạng hóa kết thúc, không còn sự hỗ trợ nữa nên việc trồng mới cao su chỉ xảy ra một vài nơi nhỏ lẻ. Chỉ trồng mới ở huyện Nam Đông và một ít diện tích ở các huyện khác được 897,83 ha. Năm 2008 diện tích cao su ở A Lưới giảm còn 436,83 ha do phải giải tỏa 56,54 ha ở xã Hồng Hạ để xây dựng thủy điện A Lưới.

Phương hướng của tỉnh là tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh để đưa cao su vào khai thác, ngoài ra còn kết hợp với trung tâm khuyến nông, khuyến lâm tỉnh và trường Đại học Nông Lâm Huế làm dịch vụ khoa học kỹ thuật và chế biến cao su cho toàn vùng. Xây dựng 2 nhà máy chế biến phục vụ sơ chế, chế biến đảm bảo mủ khai thác ra được tiêu thụ và sơ chế kịp thời tránh hư hỏng, biến chất giúp các hộ nông dân yên tâm sản xuất cao su tiểu điền trong vùng.

Bên cạnh đó, một số địa phương có cao su trồng mới từ năm 2001 bắt đầu đưa vào khai thác: Phong Điền 39,52 ha, Hương Trà 180 ha, Nam Đông 60 ha, bổ sung thêm diện tích khai thác trên toàn tỉnh và một lần nữa khẳng định thêm vị trí vai trò của cao su trong phát triển kinh tế nông thôn. [38]

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 37 - 39)