Nhu cầu thị trường về sản phẩm cao su

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 65 - 66)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

2.6.1.4.Nhu cầu thị trường về sản phẩm cao su

Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, sự tăng cung vượt cầu của cao su trên thị trường đã gây ra sụt giá mặt hàng xuất khẩu chiến lược này. Xuất khẩu và nhập khẩu cao su trên thế giới hiện nay đang ở mức cân bằng (từ 4.500 – 4.800 nghìn tấn/năm). Thị trường cao su lớn nhất của khu vực là thị trường Trung quốc. Việc Malaisia, nước xuất khẩu cao su lớn trong khu vực, đang có chiến lược nâng cao diện tích cao su sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh về xuất khẩu cao su. Cao su của Việt Nam, Campuchia nói chung giá xuất khẩu thường thấp hơn sản phẩm cao su cùng loại của Thái lan và Malaisia khoảng 7 - 8% vì hạn chế về số lượng, cơ cấu sản phẩm và khách hàng. Tuy nhiên khu vực biên giới ba nước có lợi thế về giá thành sản xuất do có điều kiện thuận lợi về đất đai và giá lao động rẻ hơn. Điều quan trọng để phát triển được cao su là cần tạo lập thị trường cao su ổn định, giữ vững và mở rộng thị trường đã có và xúc tiến mở lại thị trường những năm trước đây như Nga và các nước Đông Âu...

Theo Tổ chức Nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), tiêu thụ cao su tự nhiên của toàn thế giới sẽ tăng 6,8% năm 2008 đạt 10,03 triệu tấn. Tiêu thụ cao su tổng hợp tăng 4,4% năm 2008 đạt 14,12 triệu tấn.

Sản lượng cao su tự nhiên năm 2009 dự báo tăng 2,3% đặt 9,97 triệu tấn, sản lượng cao su tổng hợp tăng 4,7% đạt 14,03 triệu tấn.

Trung Quốc là nước nhập khẩu cao su lớn nhất từ Việt Nam, trong những tháng của năm 2007 khối lượng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt trung bình 100 tấn mỗi ngày. Dự báo năm 2009 nhu cầu này sẽ tăng khoảng 10%. Nhu cầu cao su của Trung Quốc năm nay tăng khoảng trên 40% so với năm 2007, lượng xuất khẩu không dưới 70%. Vì vậy, chắc chắn hiện tại và sau này, Việt Nam vẫn là một trong những nước xuất khẩu cao su lớn vào Trung Quốc.

Trước thuận lợi của nhu cầu cao su thế giới và giá cả được dự đoán sẽ giữ vững hoặc tăng cao tiếp tục đến năm 2020 nên Nhà nước đã xây dựng kế hoạch định hình cây cao su cho đến năm 2010 sẽ là 700.000 ha. Như vậy, giai đoạn 2006-2010 còn cần phải trồng mới thêm đến 250.000 ha. Diện tích này chủ yếu nằm ở các DN ngoài quốc doanh, chủ lực là cao su tiểu điền. Với các vùng đại điền, diện tích tái canh hằng năm cũng cần được tiến hành. Sự có mặt của Hiệp hội CSVN do vậy càng có thêm ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 65 - 66)