Tình hình cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 35 - 37)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

2.1.2.2.Tình hình cơ sở hạ tầng

Tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm của miền trung, là thành phố du lịch đặc thù của Việt Nam. Trong những năm qua nhận biết được vị trí quan trọng của hạ tầng trong tiến trình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, giao thương buôn bán... tỉnh đã mạnh dạn đầu tư vào cơ sở hạ tầng như viễn thông, điện lực, ngân hàng, y tế... nhằm thõa mãn nhu cầu của người dân. Một số công trình phục vụ cho việc phát triển ngành sản xuất như nhà máy sắn, nhà máy chế biến cao su, các cơ sở chế biến mủ tư nhân và mạng lưới cung ứng vật tư đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Mạng lưới điện: Những năm qua, tỉnh đã đầu tư xây dựng hệ thống điện về đến tận thôn bản. Mạng lưới điện phát triển nhanh đã tạo động lực mạnh mẽ để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nông dân.

Năm 2007 có 100% số xã và 98,2% số thôn trong toàn tỉnh có điện, 156,392 hộ nông thôn dùng điện đạt tỷ lệ 97,7%. Hầu hết các địa phương trong tỉnh có tỷ lệ hộ dùng điện đều tăng cao, số xã miền núi đạt 93,8%, số xã vùng cao đạt 96,6%, xã vùng khác là 92,3%. Riêng các xã thuộc Chương trình 135 số hộ dùng điện đạt tỷ lệ 90,5% trong đó xã đặc biệt khó khăn 92,6%, xã biên giới 86,9% [6].

+ Đường giao thông thường xuyên được quan tâm đầu tư nên có bước tiến bộ cả về số lượng và chất lượng.

Giao thông có những bước phát triển mạnh mẽ, hệ thông giao thông đô thị thường xuyên được quan tâm sữa chữa, làm mới. Thường xuyên mở, làm mới những con đường phục vụ dân sinh và giao lưu phát triển kinh tế giữa các vùng trong tỉnh. Năm 2007 có 100% số xã có đường ô tô đến trụ sở ủy ban nhân dân xã, trong đó đường đã được rải nhựa và bê tông hóa đạt 92,4% tăng 32,6% so với năm 2001. Có 96,7% số xã có đường liên thôn được nhựa và bê tông hóa tăng 37 xã so với năm 2001 [6].

+ Chợ nông thôn được duy trì, cũng cố và phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư vùng nông thôn, nhất là các xã miền núi trong việc trao đổi hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống. Năm 2007 khu vực nông thôn có 84 chợ, tỷ lệ xã có chợ chiếm 69,4%. Nhiều địa phương số xã có tỷ lệ chợ cao như Quảng Điền 100%, Phú Vang 89,5%,Phú Lộc 87,5% [6].... Tuy nhiên, do sản xuất ở một số địa phương còn thiếu quy hoạch tập trung, thực trạng đang nhỏ lẽ, phân tán nên chưa hình thành các chợ đầu mối, chợ trung tâm cho các vùng, vì vậy tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm khi sản xuất đạt trình độ chuyên môn hóa cao, sản xuất hàng hóa phát triển mạnh.

+ Mạng lưới thông tin

Mạng lưới thông tin, văn hóa không ngừng phát triển, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở có nhiều tiến bộ, song vẫn còn nhiều mặt

hạn chế. Năm 2007, có 92 xã có hệ thống loa truyền thanh, 117 xã có điểm bưu điện văn hóa, 100% UBND xã có điện thoại, số hộ sử dụng điện thoạt đạt 23,1% [6]. Thông tin là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế, có thông tin nông dân cũng như doanh nghiệp có thể chủ động trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa của mình.

+ Cơ giới hóa, thủy lợi hóa nông nghiệp, nông thôn tiếp tục phát triển nhanh. Mmáy móc thiết bị được đầu tư tăng cường, nhiều chủng loại phong phú phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Năm 2007, có 35 máy kéo công suất lớn (trên 35CV), máy kéo trung bình 720 chiếc (12-35CV), máy kéo nhỏ là 1.754 chiếc, máy tuốt lúa có 1.234 chiếc, lò sấy sản phẩm 28 chiếc, máy bơm nước 2.487 chiếc... Năm 2007, tổng số chiều dài kênh mương thủy lợi do xã quản lý là 1.512km trong đó được kiên cố hóa 481km. Có 355 trạm bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp [6].

Sự hình thành và phát triển các mô hình sản xuất lớn, đi kèm với quy mô đất sản xuất của hộ nông nghiệp ngày càng tăng đã khuyến khích các hộ tăng cường đầu tư máy móc, trang thiết bị và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, phục vụ kịp thời sản xuất đúng mùa vụ, tăng giá trị kinh trế trên đơn vị diện tích.

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 35 - 37)