Tồn tại về quy định pháp lý

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và mở rộng phát hành cổ phiếu lần đầu qua đấu giá tại Việt Nam (Trang 66 - 71)

6. Hạn chế của đề tài:

3.1.2.1.Tồn tại về quy định pháp lý

Mặc dù Nghị định 64/2002/NĐ-CP đã cho áp dụng nhiều phương pháp xác

định giá trị khác nhau, nhưng Thơng tư 79/2002/TT-BTC của Bộ Tài Chính về

hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp vẫn chưa cho phép vận dụng linh hoạt các phương pháp xác định giá trị để khắc phục các nhược điểm của nhau. Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại vẫn áp dụng phuơng pháp đánh giá giá trị tài sản như

trước đây. Phương pháp chiết khấu dịng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp dịch vụ cĩ tỷ suất lợi nhuận ba năm trước liền kề cao hơn lãi suất 10 năm của trái phiếu chính phủ. Như vậy các nhược điểm của phương pháp đánh giá giá trị tài sản cũ vẫn chưa được khắc phục, trong khi phạm vi sử dụng phương pháp chiết khấu dịng tiền lại quá hạn chế. Từ những hạn chế trên, người bán cổ phần khĩ đưa ra

được mức giá tương đối sát với thị trường để làm giá chuẩn cho đấu giá hoặc đấu thầu.

Thêm vào đĩ, theo quan điểm của người viết đề tài, nếu DNNN CPH đã

được xác định giá trị doanh nghiệp rồi thì đĩ chính là giá khởi điểm khơng nhất thiết phải xác định lại. Vì một khi, nếu việc xác định lại giá khởi điểm (theo quy

định thì phải khơng được thấp hơn giá sàn là 100.000 đồng) cĩ nghĩa là đã định giá doanh nghiệp lại lần 2 trước khi đem ra thị trường bán đấu giá để thị trường xác

định lại lần 3. Do vậy, quy định người lao động trong doanh nghiệp mua cổ phần thêm cổ phần theo giá sàn vơ tình đã tạo ra sự thất thốt tài sản của Nhà nước khi mà giá khởi điểm cao hơn giá sàn. Thực tế, đa số người lao động đều bán lại cổ

phần được mua theo giá sàn của mình bằng với giá khởi điểm, và người ngồi doanh nghiệp sẵn sàng mua lại số cổ phần này thay vì mua qua đấu giá.

¾ Số lượng cổ phần bán đấu giá ra bên ngồi

Do sự ra đời của chỉ thị 01/CT ngày 16/01/2003 quy định về việc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối đối với các doanh nghiệp CPH cĩ vốn 5 tỷđồng trở lên và làm ăn cĩ lãi, điều này đã hạn chế sự tham gia vào DNNN CPH của các định chế tài chính lớn.

Đồng thời, tỷ lệ bán ra ngồi đã thấp (thường chỉ là 30% của lượng cổ phiếu

người lao động trong cơng ty) cộng với việc Nhà nước nắm giữ 51% cổ phần nên tỷ lệ cổ phần bán ra ngồi thường rất thấp nên đã hạn chếđáng kể tính thanh khoản của thị trường cổ phiếu cũng như khơng thu hút được bộ phận đơng đảo cơng chúng tham gia.

Thực tế cho thấy, theo kết quảđiều tra của các DNNN CPH trên cả nước tính tới nay, tính trung bình chỉ cĩ 8% cổ phần do cổ đơng bên ngồi nắm giữ, cán bộ

cơng nhân viên chiếm 54% và Nhà nước là 38%.

Thêm vào đĩ, các DNNN CPH khi bán ra bên ngồi thường rất tùy tiện khi quy định khống chế số lượng cổ phần tối đa được mua đối với từng đối tượng. hiện nay, Số lượng tối đa được mua này thường được đa số các DNNN CPH sử dụng như là một hình thức hạn chếđăng ký mua cổ phần của doanh nghiệp.

¾ Quy định về hình thức bán cổ phần:

Hiện cĩ một sự khập khiễng lớn trong các quy định về các hình thức bán cổ

phần. Thơng tư 80/2002/TT- BTC đã đánh đồng việc đấu giá và bảo lãnh phát hành là hai hình thức bán cổ phần. Thực ra đấu giá chỉ là một cơ chếđể hình thành giá thị

trường được khách quan và cơng bằng trên cơ sở cạnh tranh mua, chứ bản thân nĩ khơng phải là một hình thức phát hành. Dù cho doanh nghiệp tự đứng ra bán cổ

phần hoặc thơng qua tổ chức tài chính trung gian làm bảo lãnh phát hành, thì cả hai hình thức tổ chức chào bán này đều cĩ thể áp dụng cơ chế đấu giá để xác lập giá phát hành. Ví dụ nếu doanh nghiệp tựđứng ra bán, doanh nghiệp cho thực hiện đấu giá cạnh tranh giữa các người mua trực tiếp, nếu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bảo lãnh phát hành của các CTCK thì các CTCK cĩ thể đấu giá để xác định giá phát hành, hoặc doanh nghiệp cĩ thể sử dụng dịch vụ xác lập giá của tổ chức bảo lãnh bằng cách nhờ tổ chức bảo lãnh phát hành tập hợp nhu cầu mua từ cơng chúng đầu tư qua phương pháp lập sổ – về bản chất cũng là một phương pháp đấu giá. Trên cơ

sở nhu cầu đặt mua này nhà bảo lãnh phát hành và doanh nghiệp phát hành thương lượng giá phát hành. Do khập khiễng trên đây nên tồn bộ các quy định về bảo lãnh và đấu giá trong Thơng tư 80/2002/TT-BTC tạo ra một sự nhập nhằng khĩ hiểu. Theo các quy định về bảo lãnh phát hành trong Thơng tư 80/2002/TT-BTC hiện

nay, tổ chức bảo lãnh phát hành thực ra chỉ là người đứng ra làm dịch vụ tổ chức

đấu giá cho DNNN CPH. Nếu qua đấu giá, cổ phần khơng bán hết được tổ chức bảo lãnh phát hành phải mua số cịn lại theo giá sàn. Tuy nhiên, việc xác định giá khởi

điểm lại phụ thuộc vào Hội đồng đầu giá chứ khơng phụ thuộc vào sự thương thảo giữa nhà bảo lãnh phát hành và đơn vị phát hành. Chính điều này đã khiến cho việc bảo lãnh phát hành của các doanh nghiệp cổ phần hĩa, mặc dù nhu cầu rất cao, nhưng rất ít khi thực hiện. Do quy định như vậy là khơng phù hợp với bản chất hoạt

động bảo lãnh phát hành của các CTCK. Cho tới thời điểm tháng 10/2004, mới cĩ hai đợt phát hành của DNNN CPH thực hiện theo hình thức bảo lãnh phát hành. ¾ Quy định về cơng bố thơng tin:

Hiện nay, quy định của Thơng tư 80/2002/TT- BTC về cơng bố thơng tin rất sơ sài, chỉ bao gồm tên, địa chỉ, số lượng cổ phần bán ra, một vài chỉ số tài chính. Trong khi đĩ, thực tế cho thấy, bán cổ phần lần lần đầu của các DNNN CPH thực chất cũng giống như phát hành ra cơng chúng, nhưng thực tế lại khơng cĩ quy định cụ thể về Mẫu chuẩn bản cáo bạch, Mẫu Quy chế đấu giá giống như trường hợp phát hành ra cơng chúng hoặc niêm yết.

Bên cạnh đĩ, mặc dù đã cĩ quy định cụ thể số ngày đăng báo (05 ngày), loại báo đăng cơng bố thơng tin nhưng do chưa cĩ quy định sơ sài và khơng cĩ biện pháp chế tài nên hiện nay vẫn tồn tại tình trạng một số doanh nghiệp cố tình cơng bố thơng tin đăng trên các tờ báo ít người đọc, số ngày đăng khơng đúng quy định.

Ngồi ra, quy định hiện nay cũng khơng cĩ quy định cụ thể thời gian cơng bố

thơng tin, thời gian cho phép đăng ký mua cổ phần tối thiểu phải là bao nhiêu ngày, do đĩ, các doanh nghiệp phát hành và các tổ chức tài chính trung gian cứ tự tiện quy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định bao nhiêu ngày đăng ký cũng được tùy vào sự hấp dẫn của cổ phiếu. Cổ phiếu càng hấp dẫn, thời gian đăng ký càng ngắn, thực tế là khơng kịp để nhà đầu tư “trở

tay”. Ví dụ như trường hợp phát hành lần đầu cổ phiếu của Cơng ty Bảo vệ thực vật An Giang, Cơng ty thiết bị y tế Trung ương 2 (Vimec), Xí nghiệp Chế biến Thủy súc sản xuất khẩu Cần Thơ (Cafatex) trong thời gian gần đây…

Liên quan đến vấn đề này, cũng từ thực tế khảo sát quan điểm của các nhà

đầu tưđã cho thấy vấn đề bất cập lớn nhất trong bán đấu giá cũng chính là vấn đề

cung bố thơng tin khơng rộng rãi, bưng bít, các quy định thì lập lờ, nội dung bản cáo bạch thì khơng chính xác và cụ thể, khơng khách quan.

Khơng những thế, cũng cĩ trường hợp thơng tin về doanh nghiệp bị thổi phồng, đặt biệt là các doanh nghiệp cĩ thương hiệu. Đối với loại cổ phiếu này, đa số

các nhà đầu tư quan tâm và tham gia đăng ký theo phong trào. Hiện tượng này cũng dẫn đến tình trạng nhà đầu tư phải trả một giá cao hơn giá trị thực của cổ phiếu nhằm mục đích mua bằng được cổ phiếu khi cĩ quá nhiều người tham gia. Nhưng sau đĩ, giá cổ phiếu cĩ xu hướng thấp hơn giá mà nhà đầu tư cố chen chân để mua

được. Đồng thời, với phương thức đấu giá kiểu Anh như hiện nay đã làm cho người thắng cuộc trong đấu giá cũng chính là người thua về lợi nhuận.

¾ Quy định nguyên tắc xác định độưu tiên:

Thật vậy, các quy định liên quan đến đấu giá cịn nhiều vấn đề chưa rõ ràng như nguyên tắc phân phối phiếu tham dự đấu giá, cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện đấu giá,… Ví dụ như trong quy định về nguyên tắc ưu tiên bán cổ phần cho các bên tham gia đấu giá cĩ giá trả bằng nhau, cổ phần được ưu tiên bán cho các nhà

đầu tư tiềm năng hơn về vốn, kinh nghiệm quản lý, trình độ cơng nghệ, thị trường…

Đối với các nhà đầu tư cá nhân trả giá bằng nhau làm thế nào để để xác định yếu tố

kinh nghiệm quản lý để xem xét là người cĩ quyền ưu tiên? Điều này đã cho thấy cĩ một sựđánh đồng giữa việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược với các nhà

đầu tư thơng thường bên ngồi.

¾ Quy định về cuộc đấu giá khơng thành và việc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp:

Việc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp trong điều kiện bán khơng hết cổ phần trong thời gian quy định chưa được pháp lý hố cụ thể. Đồng thời, việc quy định về

trường hợp đấu giá khơng thành theo Thơng tư 80/2002/TT-BTC vẫn chưa thống nhất. Do đĩ, trong trường hợp doanh nghiệp cổ phần hĩa khơng bán hết cổ phần, các doanh nghiệp cũng chỉ áp dụng một biện pháp duy nhất, đĩ là sát nhập phần bán khơng hết và phần vốn nhà nước để lại doanh nghiệp. Điều này sẽ khơng làm cho

quá trình cổ phần hĩa mang khơng theo chủ trương ”đổi mới doanh nghiệp”. Vì

đối với các doanh nghiệp làm ăn khơng hiệu quả, các nhà đầu tư bên ngồi từ chối mua, số cổ phần bán ra bên ngồi sẽ nhập vào vốn nhà nước và tình trạng cổ phần hĩa tại doanh nghiệp chỉ cĩ tính chất nội bộ, khơng tạo ra được sự thay đổi theo chiều hướng tích cực cho cơng ty cổ phần.

Chính vì những hạn chế về luật pháp trên đây đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cổ phần hố bưng bít, che dấu thơng tin,… để thực hiện việc bán cổ phần nội bộ. Mà trong đĩ, việc tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngồi thơng qua các tổ chức tài chính trung gian trở thành “tấm bình phong” tốt nhất cho các doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và mở rộng phát hành cổ phiếu lần đầu qua đấu giá tại Việt Nam (Trang 66 - 71)