Nội dung hoạt động của Chương trình khuyến công An Giang

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang.pdf (Trang 27 - 29)

Thực trạng hoạt động của Chương trình khuyến công tỉnh An Giang

2.3.2. Nội dung hoạt động của Chương trình khuyến công An Giang

1. Thể chế và cụ thể hóa các định hướng, mục tiêu CNH-HĐH ngành công nghiệp của tỉnh, nhất là công nghiệp nông thôn trên từng lĩnh vực, từng địa bàn, từng năm.

2. Nghiên cứu và soạn thảo những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN trình UBND tỉnh xem xét ban hành thực hiện. Trong quá trình triển khai chính sách khuyến công có sơ kết, tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện để chấn chỉnh, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tế tình hình đang phát triển của địa phương.

3. Đẩy mạnh công tác thông tin khoa học - công nghệ - thị trường, thu thập thông tin từ các nguồn trong và ngoài nước, quảng bá chương trình khuyến công trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp cho các doanh nghiệp trong tỉnh có nhiều thông tin cần thiết để phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh.

4. Tổ chức phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm CN-TTCN, tổ chức các cuộc triển lãm chuyên đề, giới thiệu các thiết bị công nghệ mới, các tiềm năng và triển vọng CN-TTCN của tỉnh, nhằm tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có điều kiện tìm hiểu quan hệ hợp tác, giao dịch, làm ăn kể cả

trong và ngoài nước.

5. Phối hợp với chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức tìm kiếm và giới thiệu thị trường, giới thiệu sản phẩm CN-TTCN, thông tin giá cả, nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, giúp cho các doanh nghiệp trong tỉnh nắm bắt kịp thời, để có cơ sở quyết định cho việc xây dựng kế hoạch phát triển và phương án sản xuất thích hợp. Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực

tiếp sản phẩm hoặc xuất khẩu ủy thác và nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất theo đúng chủ trương của Nhà nước. Phối hợp các DNNN trong tỉnh có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm TTCN trong tỉnh, thường xuyên tiếp cận quan hệ với các công ty, tổ chức kinh tế nước ngoài để tìm khách hàng và thị trường tiêu thụ các sản phẩm CN-TTCN xuất khẩu của tỉnh.

6. Phối hợp với Chương trình khuyến nông để quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu tập trung ổn định phục vụ cho công nghiệp chế biến.

7. Tổ chức phổ biến rộng rãi hoặc chuyển giao công nghệ mới trên thế giới, những tiến bộ kỹ thuật trong nước thích hợp với điều kiện và khả năng để giúp các doanh ngiệp trong tỉnh mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm

để cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

8. Hỗ trợ các doanh ngiệp lập dự án đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ, tạo cơ sở

pháp lý cần thiết để các doanh nghiệp vay vốn tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng và để cấp giấy chứng nhận ưu đãi theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

9. Mở rộng khóa tập huấn, đào tạo ngắn hạn về các chuyên đề kỹ thuật và nghiệp vụ quản lý cho các chủ doanh nghiệp để nâng cao kiến thức về quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa.

10.Tổ chức tham quan, nghiên cứu học tập các mô hình sản xuất kinh doanh tiên tiến, các xí nghiệp có thiết bị công nghệ hiện đại trong và ngoài nước đã và đang làm ăn có hiệu quả tốt.

11.Giảm tỷ lệ phá sản của các doanh nghiệp bằng cách tư vấn đồng hành trong suốt quá trình thành lập và phát triển.

12.Giúp các doanh nghiệp hợp tác, liên doanh với nhau trong và ngoài tỉnh với các công ty, xí nghiệp nước ngoài theo Luật Đầu tư của Nhà nước. Vận động hướng dẫn các DNTN, cơ sở cá thể thành lập các loại hình DN tiên tiến như : Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã kiểu mới để tập trung huy

động vốn đầu tư xây dựng các nhà máy có thiết bị công nghệ hiện đại và vốn lớn.

Vận động hướng dẫn thành lập hiệp hội doanh nghiệp, câu lạc bộ các nhà doanh nghiệp, các hội ngành nghề, hợp tác xã, tổ hợp sản xuất TTCN nông thôn.

13.Quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước để thu hút nguồn vốn hoặc mời tham gia trực tiếp vào các hoạt động khuyến công tại địa phương.

14.Quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các cụm CN-TTCN huyện, thị để tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, như : mặt bằng sản xuất, giao thông, bưu điện, cung cấp điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải để thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn bỏ vốn đầu tư lâu dài.

15.Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị chuyên đề phát triển CN-TTCN trong tỉnh. Tham gia các cuộc hội chợ trong và ngoài tỉnh về hàng hóa, sản phẩm CN- TTCN.

16.Tổ chức phát động phong trào thi đua sản xuất CN-TTCN, khen thưởng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có thành tích làm ăn giỏi, đầu tư mở rộng sản xuất,

đổi mới thiết bị công nghệ, giải quyết được nhiều lao động và chăm lo tốt đời sống công nhân.

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang.pdf (Trang 27 - 29)