Giải pháp tài chính đầu tư xây dựng các khu c ụm công nghiệp tập trung tại An Giang

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang.pdf (Trang 77 - 78)

- Chính sách tài chính tín dụn g:

c) Mục đích sử dụng Quỹ khuyến công

3.2.2. Giải pháp tài chính đầu tư xây dựng các khu c ụm công nghiệp tập trung tại An Giang

trung tại An Giang

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, tỉnh An Giang đã xác định Chương trình xây dựng các khu công nghiệp là một trong 13 chương trình trọng điểm của tỉnh. Việc xây dựng các khu công nghiệp được coi là một điểm đột phá mang tính chiến lược để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH của tỉnh.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các KCN trong tỉnh An Giang nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung là môi trường đầu tư chưa thật hấp dẫn, kết cấu hạ tầng của vùng còn yếu kém nên thu hút các nhà đầu tư vào KCN nhìn chung còn chậm; chi phí đền bù giải phóng mặt bằng lớn, nền đất thấp và yếu làm suất đầu tư trên 01 ha đất KCN cao nên không hấp dẫn nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN. Hầu hết các KCN đã thành lập, đang triển khai xây dựng hiện nay đều thiếu vốn để đền bù giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong và bên ngoài hàng rào KCN.

Từ những khó khăn, thuận lợi trong việc hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp ở An Giang và một số tỉnh ở vùng ĐBSCL trong thời gian qua, cho phép chúng ta rút ra được một số kinh nghiệm cần thiết để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

Một là: Việc chọn vị trí để thành lập KCN rất quan trọng, địa điểm thích hợp sẽ góp phần rất lớn trong việc quyết định sự thành bại của việc hình thành và phát triển KCN tập trung.

Hai là: Nơi nào mà chính quyền địa phương và đơn vị phát triển hạ tầng KCN có quan điểm đúng, thực hiện đền bù giải toả cho dân thoả đáng, có chính sách hỗ

trợ tái định cư và có kế hoạch sắp xếp, giải quyết việc làm cho số lao động trong khu vực giải toả tốt thì nơi đó việc giải phóng mặt bằng xây dựng KCN có nhiều thuận lợi và nhanh chóng.

Ba là: Sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với việc đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, nhất là đối với các tỉnh có tỷ trọng công nghiệp trong GDP của

địa phương thấp và những tỉnh có điều kiện kết cấu hạ tầng thấp kém, có suất đầu tư

lớn hơn mức bình quân chung so với các vùng khác trong nước, có môi trường thu hút đầu tư kém hấp dẫn.

Bốn là: Việc xây dựng phát triển hạ tầng KCN theo phương thức cuốn chiếu,

ứng trước tiền thuê đất của các nhà đầu tư để lấy vốn tiếp tục xây dựng mở rộng KCN là bài học kinh nghiệm tốt, cần được phổ biến nhân rộng trong điều kiện chúng ta còn khó khăn về vốn như hiện nay.

Từ thực tiễn trong thời gian qua, thời gian tới cần có những giải pháp để giúp cho các khu, cụm CN hình thành và hoạt động hiệu quả. Một số giải pháp cụ thể

như sau:

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang.pdf (Trang 77 - 78)