- Chính sách tài chính tín dụn g:
a) Đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho các DNN
Chương trình khuyến công đã phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ, Đại học An Giang; phối hợp với Ban quản lý Dự án SIYB, Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam- Chi nhánh Cần Thơ và các ngành chức năng chuyên môn trong tỉnh tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng tập huấn ngắn hạn chuyên ngành để bồi dưỡng kiến thức cho các DNNVV sản xuất CN- TTCN. Chương trình đã tổ chức 42 lớp đào tạo ngắn hạn cho 2.364 học viên là chủ
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh về các chuyên đề:
- Khởi sự doanh nghiệp và Tăng cường khả năng kinh doanh; - Giám đốc doanh nghiệp và các quản đốc phân xưởng;
- Quản trị sản xuất và quản trị tiếp thị; kỹ thuật thương lượng và ký kết hợp
đồng kinh tế;
- Xây dựng và quản lý các dự án vay vốn;
- Kỹ thuật & công nghệ các ngành: chế biến lúa gạo, sản xuất gạch ngói nung, chế biến các loại thực phẩm, thiết bị lạnh...
Ngoài ra, Chương trình khuyến công đã tổ chức 33 đợt tham quan cho 718 chủ
cơ sở, doanh nghiệp đi tham quan học tập kinh nghiệm tại các địa phương trong nước có phong trào đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp mạnh; tham quan các khu công nghiệp, các nhà máy có thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại, các mô hình sản xuất kinh doanh, các làng nghề có hiệu quả trong và ngoài tỉnh, nhằm liên kết sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu và gia công sản phẩm. Qua tham quan khảo sát,
đã gợi mở cho các chủ doanh nghiệp nhận thức về sự cần thiết phải đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp để sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường và mạnh dạn cùng hợp tác đầu tư sản xuất, gởi con em đi
đào tạo học nghề tại các trường lớp chính qui để tạo ra các sản phẩm mới có chất lượng cao.