- Chính sách tài chính tín dụn g:
Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang
3.2.1. Giải pháp về tài chính tín dụng 1 Phát triển vố n cho doanh nghi ệ p
- Tạo khung pháp luật ổn định lâu dài để nhân dân yên tâm bỏ vốn đầu tư. - Để có thể huy động được vốn của dân, cần có hệ thống chính sách hỗ trợ ban
đầu như giúp định hướng sản xuất, tổ chức sản xuất, giải quyết một phần vốn vay và quan trọng hơn cả là hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm. Một chính sách nhất quán, tôn trọng cam kết và tạo lòng tin sẽ là tiền đềđể phát huy nội lực giải quyết ách tắc hiện nay và kích thích sản xuất CN-TTCN địa phương phát triển.
- Khuyến khích đầu tư trong nước thông qua việc đổi mới quản lý doanh nghiệp bằng các hình thức như: đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các DNNN ở An Giang, thuê, bán, khoán để huy động phần vốn nhàn rỗi trong dân, huy động vốn của các thành phần kinh tế; khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân, các DNNVV để họ mạnh dạn bỏ vốn đầu tư.
- Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước liên kết, liên doanh để
trở thành những công ty lớn đủ sức cạnh tranh trên thương trường thế giới.
- Cần khẳng định lại vai trò của kinh tế tư nhân trong thu hút, tích tụ vốn xã hội để đầu tư phát triển công nghiệp, tạo việc làm, tăng thu cho ngân sách. Khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển theo hướng công nghiệp là một động lực thúc đẩy công nghiệp hóa địa phương.
- Có cơ chế tạo vốn cho doanh nghiệp tư nhân, khuyến khích chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tư và huy động vốn theo các hình thức thích hợp theo quy định của pháp luật. Đồng thời khuyến khích các hình thức hỗ trợ vốn khác như: phát triển hình thức thuê mua tài chính, quỹ hỗ trợđầu tư cho các DNNVV.
- Cho áp dụng các biện pháp tài chính như cho khấu hao nhanh, ưu đãi thuế.