- Quy hoạch xây dựng các cụm, khu sản xuất tập trung tại các vùng, làng nghềđể tổ chức lại các nghề theo hướng hiện đại hoá từng bước, nhằ m khai thác
3.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng sống còn, quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển ngành công nghiệp của tỉnh trong quá trình gia nhập vào WTO.
Số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, năm 2005 tỷ lệ số người trong
độ tuổi lao động so tổng dân số là 61,53% (1.350 ngàn người), đã vượt ngưỡng “dân số vàng” (50%). Lực lượng lao động chủ yếu vẫn tập trung vào trong ngành nông, lâm, thủy sản (69,8%), ngành công nghiệp - xây dựng (hơn 8,1%) và ngành dịch vụ (khoảng 22,1%).
Trình độ chuyên môn và học vấn của lao động hiện rất thấp, có 12,51% số lao
động là công nhân kỹ thuật có bằng cấp và 9,31% số lao động đã tốt nghiệp hết phổ
thông trung học, trong khi con số này của toàn vùng ĐBSCL là 16,46% và 9,38% (cả nước là 30,58% và 18,37%).
Mặt khác lao động nông nghiệp hiện nay cũng chỉ mới sử dụng hết khoảng 80% thời gian, còn lại trên 20% thời gian không có việc làm. Như vậy sự thất nghiệp tiềm ẩn trong khu vực nông thôn rất lớn. Đây thực sự là một vấn đề hết sức bức xúc cần được giải quyết đồng bộ một loạt các giải pháp, trong đó phát triển mạnh sản xuất ở tất cả các khu vực nhất là công nghiệp, TTCN, xây dựng, dịch vụ... và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tổ chức mở rộng sản xuất kinh doanh tạo thêm nhiều ngành nghề, nhằm giải quyết việc làm, giảm sức ép cho nền kinh tế về nạn thất nghiệp đang là mối lo của ngày hôm nay và trong tương lai.
Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp là một nội dung quan trọng trong tổng thể các chính sách của Chương trình khuyến công tỉnh An Giang. Trong giai đoạn hội nhập, xin đề xuất một số giải pháp sau đây :