Các mặt thuận lợi và khó khăn về tiềm năng của An Giang a) Thuận lợi:

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang.pdf (Trang 61 - 62)

- Chính sách tài chính tín dụn g:

3.1.1.3.Các mặt thuận lợi và khó khăn về tiềm năng của An Giang a) Thuận lợi:

Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang

3.1.1.3.Các mặt thuận lợi và khó khăn về tiềm năng của An Giang a) Thuận lợi:

a) Thuận lợi:

- Với hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt, nhất là có 2 con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, và có lợi thế so các tỉnh trong vùng ĐBSCL về quá trình tích tụ

phù sa góp phần hình thành các cánh đồng phì nhiêu màu mỡ, An Giang có ưu thế

rất lớn để phát triển ngành nông nghiệp và thuỷ sản một cách toàn diện thích hợp sinh thái, nhất là về lương thực và nuôi cá. Hiện An Giang có sản lượng lúa và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cao nhất trong cả nước. Ngoài ra, ở vị trí đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang có nguồn nước ngầm, đảm bảo cho việc cung cấp nước cho tỉnh và vùng phụ cận.

- Tài nguyên rừng chưa bị tàn phá nhiều, có nhiều động thực vật quý, là một nguồn GEN để bảo tồn.

- Tài nguyên khoáng sản (chủ yếu là vật liệu xây dựng) có thể khai thác được, dù không nhiều, để phát triển ngành công nghiệp, đảm bảo cho tính đa dạng của nền kinh tế.

- Có nhiều di tích vật thể và phi vật thể là tiềm năng cho việc phát triển ngành du lịch khảo cổ hoặc du lịch sinh thái, thu hút được nhiều lao động và đóng góp không nhỏ cho Ngân sách địa phương.

- Tiếp giáp với Campuchia, có cửa khẩu quốc tế và quốc gia. An Giang là một trong cầu nối quan trọng của vùng ĐBSCL, các tỉnh Đông Nam Bộ với các nước ASEAN, đặc biệt khi Hiệp định AFTA có hiệu lực với Việt Nam (2006).

- Nguồn lao động dồi dào, người lao động mang những nét văn hoá của người “đi mở cõi” cần cù, sáng tạo và năng động.

b) Khó khăn

- Quỹđất không còn nhiều, dân số bắt đầu có chiều hướng tăng cao trong vài năm gần đây, trong khi An Giang luôn phải để dành một diện tích đất để cho dân tránh lũ. Do vậy tỉnh phải có sự quy hoạch đất đai thật chi tiết, cụ thể, phù hợp với tình hình hiện nay. Mặt khác phải đề phòng tình trạng thất nghiệp sẽ có chiều hướng gia tăng nhanh nếu tỉnh không kịp thời có những chương trình cụ thể để tạo việc làm cho lao động dư thừa.

- Tay nghề lao động trong tỉnh thấp và cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đặc biệt bị sự phá hoại của nước lũ theo các năm. Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn

đến nền kinh tế An Giang chưa có được sự bứt phá mạnh mẽ, đồng thời rất khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

- Với việc tiếp giáp Campuchia, An Giang luôn gặp phải các vấn đề về an ninh - quốc phòng đặc biệt là tệ nạn xã hội dọc biên giới rất nhức nhối như buôn lậu, mãi dâm…

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang.pdf (Trang 61 - 62)