- Chính sách tài chính tín dụn g:
Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang
3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
a) Cuộc cách mạng mới về khoa học công nghệ và quá trình toàn cầu hóa
Dưới tác động của cuộc cách mạng mới về khoa học công nghệ và quá trình tòan cầu hóa, nền kinh tế tri thức với cơ cấu nghiêng hẳn về các ngành dịch vụđang hình thành và được xem là động lực chủ yếu của sự phát triển kinh tế thế giới. Xu hướng này có tác động sâu sắc đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư của mọi nền kinh tế nói chung và của Việt Nam nói riêng. Sự phát triển của An Giang không thể không bịảnh hưởng bởi sự tác động của xu hướng vận động này.
Tuy nhiên, thách thức chính là các quốc gia đều rất nỗ lực nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất lượng cao, giá thành hạ, do đó tăng cường áp lực cạnh tranh về hàng hóa và dịch vụ
giá rẻ lên các nền kinh tế chậm phát triển. Đồng thời, áp lực vềđào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao cũng vì thế mà tăng lên.
Việt Nam gia nhập WTO càng đặt nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng vào thế phải đua tranh quyết liệt.
b) Thị trường thế giới
Trước mắt và trong tương lai có thể dự đoán được, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của An Giang vẫn sẽ là lúa gạo và thủy sản. Vì vậy, việc dự đóan các xu hướng thị trường thế giới về các sản phẩm này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong định hướng quy hoạch phát triển.
Đối với lúa gạo, mặc dù giá cả không thật ổn định, nhưng sản lượng gạo hàng hóa trên thị trường thế giới vẫn được duy trì ở mức 13-15 triệu tấn mỗi năm. Tình trạng thiếu hụt lương thực ở một số khu vực vẫn chưa hết gay gắt, trong khi dự trữ
lương thực toàn cầu vẫn ít có khả năng tăng lên. Nhìn tổng quát, lúa gạo vẫn là mặt hàng có sẵn thị trường, tuy giá cả rất hay biến động.
Đối với mặt hàng thủy sản, có tới gần 40% giá trị và 33% sản lượng thuỷ sản thế giới được buôn bán qua biên giới, trong khi đó chỉ có chưa đầy 10% thịt (FAO 2001, Delgado et al 1999). Buôn bán thuỷ sản toàn cầu kể từ giữa những năm 90 đã vượt mức 50 tỷ USD, gấp 3 lần so với những năm đầu thập kỷ 80, trong khi thực phẩm và nông nghiệp (gồm cả thuỷ sản) chỉ tăng giá trị thương mại danh nghĩa lên 2 lần. Xu hướng tiêu dùng thủy hải sản tăng nhanh trong khi nguồn cung cấp ngày càng tăng chậm lại khiến cho thị trường thủy sản toàn cầu có xu hướng khá ổn định.