Một số đề xuất để Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV sớm thành lập ở An Giang và hoạt động có hiệu quả nhằm hỗ trợ vốn đầu tư phát triể n CN-TTCN

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang.pdf (Trang 74 - 76)

- Chính sách tài chính tín dụn g:

c) Một số đề xuất để Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV sớm thành lập ở An Giang và hoạt động có hiệu quả nhằm hỗ trợ vốn đầu tư phát triể n CN-TTCN

(1) Theo quy định, vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tín dụng tối thiểu 30 tỷ đồng và được hình thành từ các nguồn sau:

+ Vốn cấp của ngân sách tỉnh; + Vốn góp của các tổ chức tín dụng; + Vốn góp của các doanh nghiệp;

+ Vốn góp của các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức đại diện và hỗ trợ cho các DNNVV.

Tuy nhiên, qua quá trình vận động thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, vốn góp của các thành phần: các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề hầu như không đáng kể. Mặc dù, ngày 20/02/2006 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Thông tư số 01/2006/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về góp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV nhưng vẫn chưa có tổ chức tín dụng nào

ở địa phương thực hiện. Do vậy, để Quỹ bảo lãnh tín dụng sớm thành lập ở An Giang, thì Ngân sách tỉnh phải đi tiên phong cấp đủ mức vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng, sau đó vận động kêu gọi thêm vốn góp của các thành phần khác.

(2) Vướng mắc khó khăn thứ hai vềđiều kiện đểđược cấp bảo lãnh tín dụng. Hiện nay đa số các DNNVV sản xuất kinh doanh CN-TTCN (gọi tắt là DN công nghiệp) không có đủ trình độ để lập dự án đầu tư. Bộ máy kế tóan lại không

ổn định và sổ sách kế toán hết sức sơ sài. Sổ sách kế tóan và lập các báo cáo theo kiểu đối phó, không qua kiểm tóan, nên việc kiểm tra để cho vay theo các điều kiện quy định trên là điều khó khăn.

Thực tế đã chứng minh rằng điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo an toàn

phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó cho phép chúng ta có thể

tìm giải pháp khắc phục tình trạng thiếu tài sản thế chấp vay vốn từ việc nâng cao năng lực thẩm định dự án, phương án vay vốn của các ngân hàng thương mại, bên cạnh việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi của Nhà nước.

Như vậy, để góp phần khai thông mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng thương mại với các DN là ngân hàng thương mại phải nâng cao trình độ thẩm định dự án, phương án. Điều này buộc các ngân hàng thương mại phải đổi mới hàng loạt các nội dung yêu cầu, trong đó quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ thẩm định. Cán bộ

thẩm định không chỉ tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải hiểu biết rộng rãi, sâu sắc các nghiệp vụ hỗ trợ như chuyên môn các ngành kỹ thuật và các ngành kinh tế khác. Đồng thời cần phải nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác về các phương án, dự án vay vốn.

(3) Về thời hạn cho vay, các DN công nghiệp có nhu cầu về vốn trung, dài hạn lớn do phải thay đổi thiết bị công nghệ nhiều, do đó các ngân hàng thương mại cần lưu ý trong việc xác định thời hạn cho vay phù hợp với khả năng sinh lời và tuổi thọ

của thiết bị (Theo quy định hiện hành thì trung hạn thời hạn không quá 5 năm, dài hạn trên 5 năm), các ngân hàng không nên gò ép về thời hạn cho vay theo chủ quan, sẽ dẫn tới áp lực về tài chính cho doanh nghiệp.

3.2.1.4. Thành lập Quỹ khuyến công

Ngoài việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV để cấp bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ngân hàng thương mại, tỉnh An Giang cần sớm thành lập Quỹ khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (gọi tắt là Quỹ khuyến công). Quỹ khuyến công là nguồn tài chính của Nhà nước được hình thành để hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo Chương trình khuyến công của tỉnh.

Về cơ sở pháp lý thành lập Quỹ khuyến công đã có Nghị định số

134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, Thông tư Liên tịch số 36/2005/TTLT-BTC-BCN ngày 16/5/2005

của Liên Bộ Tài chính - Công nghiệp hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công, Thông tư số 03/2005/TT-BCN ngày 23/06/2005 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang.pdf (Trang 74 - 76)