Tiến độ đầu tư xây dựng các khu c ụm công nghiệp chậm

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang.pdf (Trang 54 - 55)

- Chính sách tài chính tín dụn g:

b) Dạy nghề TTCN

2.4.6.3. Tiến độ đầu tư xây dựng các khu c ụm công nghiệp chậm

Một trong những chính sách khuyến công quan trọng mà tỉnh An Giang cố

gắng triển khai thực hiện là: quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các cụm CN-TTCN huyện, thị để tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng nhằm thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn bỏ vốn đầu tư lâu dài.

Trong giai đoạn 2001-2005, tỉnh An Giang đã tiến hành quy hoạch đầu tư xây dựng một số khu - cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh để tạo quỹ đất, với tổng diện tích trên 235 ha. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách này chưa đạt kết quả như mong muốn; tiến độđầu tư xây dựng rất chậm so với yêu cầu, cụ thể như

sau:

- Các khu công nghiệp tập trung do tỉnh quản lý gồm KCN Bình Long và Bình Hòa với tổng diện tích 162,3 ha hiện chưa hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh để kêu gọi đầu tư, mới có 01 doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng nhà máy.

- Các cụm CN-TTCN huyện, thị, thành có quy mô diện tích nhỏ (10-20 ha) cũng đang trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng, san nền; riêng cụm CN Mỹ

Quí - TP. Long Xuyên (18,9 ha), hiện đã có 05 nhà máy đông lạnh thủy sản đầu tư,

đi vào hoạt động; nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải, đang gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý.

Đầu tư xây dựng các khu - cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang còn nhiều khó khăn, chưa tạo được quỹđất công nghiệp với cơ sở hạ tầng hòan chỉnh để

mời gọi đầu tư. Đây là điểm yếu nhất trong công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh An Giang. Do không có mặt bằng, nên nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn đến An Giang đầu tư, cũng phải ra đi để tìm các khu công nghiệp tại các địa phương khác đểđầu tư xây dựng nhà máy. Các khó khăn đó là:

- Môi trường đầu tư chưa thật hấp dẫn, kết cấu hạ tầng của địa phương còn yếu kém; chi phí đền bù giải phóng mặt bằng lớn, nền đất thấp và yếu làm suất đầu tư

trên 01 ha đất KCN cao nên không hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN. Đầu tư xây dựng các khu, cụm CN còn dàn trãi, hầu hết các khu - cụm công nghiệp đang triển khai đầu tư xây dựng hiện nay đều thiếu vốn

đểđền bù giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Đền bù giải tỏa khó khăn. Các vị trí thuận lợi để quy hoạch đầu tư xây dựng khu công nghiệp thì lại có mật độ dân cư sinh sống đông đúc, khó di dời giải tỏa và chí phí bồi hòan lớn. Khu công nghiệp Bình Long nằm trên địa bàn huyện Châu Phú có vị trí thuận lợi về giao thông, gần QL.91 và sông Hậu, đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. Khu công nghiệp này có 664 hộ dân sinh sống. Công tác

đền bù giải tỏa đã thực hiện gần 04 năm, đến nay vẫn chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, vẫn còn nhiều hộ không nhận tiền bồi hòan, khiếu nại dai dẳng.

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang.pdf (Trang 54 - 55)