Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang.pdf (Trang 60 - 61)

- Chính sách tài chính tín dụn g:

3.1.1.2.Bối cảnh trong nước

Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang

3.1.1.2.Bối cảnh trong nước

a) Áp lực của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và thế giới đang nổi lên như một thách thức to lớn

Cạnh tranh và hội nhập lúc này thật sự là yếu tố sống còn của nền kinh tế liên quan trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư. Trong lúc thời hạn thực hiện các cam kết tự do hoá thương mại, trước hết là trong khuôn khổ các hiệp định đã ký kết (AFTA, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ) và tiếp đến là gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), mà năng lực cạnh tranh cảở cấp quốc gia lẫn cấp doanh nghiệp đều còn rất hạn chế.

b) Áp lực lớn của việc phải tăng tốc độ tăng trưởng để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng của một nước nghèo và kém phát triển, bảo đảm phát triển bền vững

Nhu cầu cấp bách thoát khỏi trạng thái nước nghèo, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế so với các nước trong khu vực, đòi hỏi phải tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, trong đó đẩy mạnh phát triển khu vực công nghiệp và dịch vụ.

c) Các nguồn lực phát triển xét trong bối cảnh mới với nhiều yếu tố mới có những tác động tích cực và hạn chếđối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu

Thứ nhất, nhu cầu việc làm đối với lao động phần lớn có trình độ thấp. Hàng năm tăng thêm 7-8 nghìn lao động cần việc làm là một số lượng lớn, đòi hỏi phải

đầu tư lớn để xây dựng thêm các cơ sở sản xuất mới. Đồng thời do đổi mới công nghệ, nhằm tăng chất lượng sản phẩm để chen chân vào thị trường khu vực, các sản phẩm mới đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật tiên tiến cao hơn, trong khi trình độ của lao

động đang ở mức thấp là một mâu thuẫn trong việc sắp xếp, tổ chức sản xuất.

Thứ hai, công nghệ với khả năng đầu tư. Nhu cầu cải tiến công nghệ rất lớn do hầu hết các cơ sở sản xuất của ta ở mức độ lạc hậu. Muốn có được những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, tương đương với khu vực cần một lượng vốn đầu tư lớn, trong khi khả năng huy động vốn của ta khó khăn. Đây là vấn đề nan giải cho toàn bộ nền kinh tế và từng ngành, từng địa phương

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang.pdf (Trang 60 - 61)