Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh An Giang thời kỳ

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang.pdf (Trang 62 - 63)

- Chính sách tài chính tín dụn g:

Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang

3.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh An Giang thời kỳ

2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Xuất phát từ tiềm năng, trình độ phát triển kinh tế xã hội thời gian qua, cũng như vị trí chiến lược của tỉnh đối với toàn vùng ĐBSCL, quan điểm và tư tưởng chỉ đạo cho sự phát triển trong thời kỳ 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của An Giang là:

+ Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đuổi kịp mức bình quân GDP/đầu người của cả nước vào năm 2020. Đồng thời từng bước nâng cao chất lượng của sự

tăng trưởng.

+ Xây dựng An Giang thành một địa bàn kinh tế mở, thông thương giữa các tỉnh khu vực ĐBSCL với Campuchia và các nước ASEAN khác. Tăng cường chủ động hội nhập và dựa vào hội nhập để phát triển. Tập trung phát hiện và nỗ lực ưu tiên khai thác các lợi thế sẵn có của tỉnh, trước hết là các sản phẩm chủ lực: gạo, thủy sản và du lịch. Các hoạt động sản xuất công nghiệp (công nghiệp chế biến, công nghiệp bổ trợ), nông nghiệp (bố trí lại cơ cấu giống cây con, diện tích đất

đai...) và dịch vụ (thương mại, tín dụng, nghiên cứu khoa học...) hướng mạnh vào việc phục vụ phát triển, giành và giữ thị phần của các sản phẩm chủ lực này.

+ Tăng trưởng kinh tếđi đôi với phát triển văn hoá xã hội, đảm bảo cho mọi người dân có cơ hội tham gia và chia sẻ thành quả của phát triển. Ưu tiên cao độ

cho việc tạo việc làm, đẩy mạnh hơn nữa công tác xoá đói giảm nghèo, trong đó đặc biệt chú ý đến các vùng núi và các vùng đồng bào dân tộc ít người.

+ Kết hợp tốt giữa CNH nông nghiệp-nông thôn với mở rộng và xây dựng mới các khu đô thị và các vùng kinh tế trọng điểm, có công nghiệp và dịch vụ phát triển năng động, trước mắt tập trung hơn cho khu vực thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và khu vực Tân Châu-Vĩnh Xương, coi đây là những “đầu tàu” kinh tế

của tỉnh để lôi kéo các vùng khác phát triển.

+ Là tỉnh biên giới và đầu nguồn sông Cửu Long trên lãnh thổ Việt Nam, nhiệm vụ kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phòng

đặc biệt tại khu vực biên giới, giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tốt tài nguyên, môi trường, bảo đảm phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang.pdf (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)