- Chính sách tài chính tín dụn g:
Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang
3.2.1.3. Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV a) Sự cần thiết phải thành lập quỹ
a) Sự cần thiết phải thành lập quỹ
Mặc dù có những chuyển biến đáng kể, đặc biệt kể từ khi An Giang triển khai thực hiện Chương trình khuyến công, CN-TTCN An Giang về cơ bản vẫn mang
đậm nét đặc trưng của nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào lao động và khai thác tài nguyên. Chương trình khuyến công với chính sách vốn khuyến công, hỗ trợ vốn đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN tuy có tăng cao, tốc độ tăng trưởng vốn khuyến công bình quân hàng năm (1997-2005) là 86,6%, nhưng chủ yếu là vốn vay ngắn hạn, lại tập trung vào ngành công nghiệp chế biến thủy sản chiếm tỷ trọng trên 50% trên tổng vốn giải ngân toàn tỉnh, vốn vay trung - dài hạn còn rất thấp, chỉ bằng 8,15% vốn ngắn hạn.
Các doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN ở địa bàn nông thôn khó tiếp cận với nguồn vốn vay (nhất là vốn vay trung hạn) của các ngân hàng thương mại, để đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và phát triển sản xuất do các nguyên nhân sau:
- Dự án đầu tư mới và đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ còn ít.
- Chủ doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp vay vốn theo quy định hoặc dự
án thiếu tính khả thi. Nếu vay tín chấp từ Ngân hàng chính sách xã hội thì định mức vay rất thấp, không đáp ứng được nhu cầu vốn của phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, nguồn vốn tiền mặt của Ngân hàng Chính sách xã hội không nhiều, nên có nhiều trường hợp các Chi nhánh ngân hàng cấp huyện tuy chỉ
tiêu giải ngân vốn thì còn, nhưng phải đợi thu hồi nợ cũ thì mới giải ngân cho các dự án mới, làm chậm tốc độ, mất cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp.
- Thủ tục vay vốn ngắn hạn đơn giản hơn vay vốn trung hạn, đồng thời lãi suất vay trung hạn cao hơn lãi suất vay ngắn hạn. Từđó, một số doanh nghiệp tập trung vốn tự có để đầu tư tài sản cốđịnh và vay vốn ngắn hạn để làm vốn lưu động và tiếp tục vay đáo hạn khi đến hạn.
- Việc triển khai hình thức thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay và thuê mua tài chính tại các ngân hàng thương mại còn rất hạn chế.
Tình trạng thiếu vốn trung-dài hạn, nhưng vẫn khó tiếp cận với nguồn vốn chính thức phản ảnh một thực tế:
- Nguy cơ rủi ro cao trong đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. - Sự thiếu minh bạch trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.
- Các quy định về luật pháp, định chế của ngân hàng (vay đòi hỏi phải có thế
chấp tài sản cố định ...) không thực sự hỗ trợ cho khu vực này tiếp cận với nguồn vốn.
- Hệ thống ngân hàng vẫn chưa thực sự chuyển đổi sang kinh doanh theo cơ
chế thị trường, thiếu hẳn khung pháp lý cần thiết cho việc chuyển đổi và hỗ trợ
doanh nghiệp.
Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải có một tổ chức đứng ra bảo lãnh vay tín dụng, chia sẻ với ngân hàng những rủi ro trong trường hợp mất vốn, không thu hồi được vốn. Một tổ chức như vậy chính là Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV phải
được thành lập ởđịa phương. Một giải pháp hết sức cần thiết vào lúc này, nhằm giải tỏa các trở ngại đối với các doanh nghiệp công nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn chính thức thông qua các ngân hàng...
Về cơ sở pháp lý thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV đã có Nghị định số
90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ
tướng Chính phủ v/v ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ
bảo lãnh tín dụng DNNVV và Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ v/v sửa đổi, bổ sung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt
động của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV ban hành kèm theo Quyết định số
193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.