Các biện pháp cải cách thủ tục hành chính để hỗ trợ đẩy mạnh giải ngân vốn khuyến công

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang.pdf (Trang 38 - 41)

- Chính sách tài chính tín dụn g:

b) Sử dụng chương trình EVIEWS để phân tích những nhân tố tác động

2.4.2.2. Các biện pháp cải cách thủ tục hành chính để hỗ trợ đẩy mạnh giải ngân vốn khuyến công

giải ngân vốn khuyến công

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn khuyến công thì nhất thiết phải tiến hành thực hiện cải cách thủ tục hành chánh; nó mang tính đồng bộ không thể tách rời. Các ngành chức năng tỉnh An Giang đã tiến hành nghiên cứu cải tiến thủ tục hành chánh theo nguyên tắc: loại bỏ dần các thủ tục không cần thiết, mẫu hoá các loại giấy tờ để hướng dẫn cho doanh nghiệp

thực hiện dễ dàng, nhằm giúp cho nhà đầu tư có được giấy phép thành lập và giấy phép kinh doanh trong thời gian nhanh nhất. Trước khi Chương trình khuyến công

được triển khai thực hiện, các doanh nghiệp khi lập thủ tục hồ sơ đăng ký kinh doanh gặp rất nhiều trở ngại do theo qui định vào thời điểm đó là phải hoàn tất đầy

đủ hồ sơ (các loại giấy phép con) thì mới được cấp giấy phép kinh doanh, nên các doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Nếu thực hiện hoàn tất các thủ

tục phải mất không dưới 3 tháng. Rồi khi có giấy phép kinh doanh thì thời hạn giấy phép chỉ có 1 năm, cơ sở không thể vay vốn ngân hàng được. Chính các thủ tục rắc rối phức tạp, nặng về tiền kiểm này đã làm không ít cơ sở sản xuất chán nản và làm cho các nhà đầu tư nản lòng.

Việc vay vốn ngân hàng cũng có sự bất bình đẳng giữa DNNN và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. DNNN tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dễ dàng, vay tín chấp theo dự án; trong khi đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải vay dưới hình thức bảo đảm thế chấp bằng tài sản của doanh nghiệp. Đến đây lại xuất hiện nhiều vấn đề vướng mắc làm cho các doanh nghiệp công nghiệp khó tiếp cận với các nguồn vốn khuyến công tại các ngân hàng thương mại như: đa số các doanh nghiệp không có giấy tờ nhà đất hợp pháp; doanh nghiệp ở nông thôn không được thế chấp

đất nông nghiệp để vay đầu tư sản xuất các ngành nghề CN-TTCN; các ngân hàng chưa áp dụng rộng rãi việc thế chấp bằng tài sản là thiết bị máy móc (Chỉ cho thế

chấp bất động sản nhà đất); qui trình thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ngành Địa chính (nay là Tài nguyên & Môi trường) phức tạp, nhiêu khê, kéo dài thời gian.

Từ những khó khăn trên, Chương trình khuyến công đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản pháp lý về nhà đất, đồng thời tiến hành thực hiện một số biện pháp đột phá trong việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thủ tục hành chánh, tạo

điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn khuyến công để đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN như:

(1) UBND tỉnh An Giang đã liên tục ban hành các quyết định về trình tự và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất chuyên dùng và quyền sở hữu

nhà ở, nhà chuyên dùng tại đô thị và nông thôn. Các văn bản pháp lý này đã tạo

điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp CN-TTCN ở đô thị và nông thôn trong toàn tỉnh An Giang làm thủ tục hợp thức hoá nhà đất để giao dịch với ngân hàng;

(2) Cải tiến thủ tục đăng ký kinh doanh nhanh gọn, không gây phiền hà tốn kém cho doanh nghiệp theo quan điểm “ Nhà nước nên dành lấy những phần việc khó khăn về mình và tạo mọi điều kiện thuận lợi dễ dàng cho doanh nghiệp ”;

(3) Ngành Địa chính, ngành Xây dựng và UBND huyện thị thành tập trung đo

đạc xác minh để nhanh chóng cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho các cơ

sở sản xuất CN-TTCN từ thành thịđến nông thôn;

(4) Các chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh huyện thị thành tiếp cận các cơ sở sản xuất theo danh sách các Phòng Công nghiệp giới thiệu; cơ sở nào có

đủđiều kiện thì xét cho vay ngay. Về dự án, kế hoạch vay vốn thì ngành Ngân hàng và các Phòng Công nghiệp hướng dẫn doanh nghiệp làm theo mẫu đơn giản.

Qua chương trình giải ngân vốn khuyến công, các chủ cơ sở, doanh nghiệp đã nắm được những thông tin về chủ trương, chính sách khuyến công hỗ trợđầu tư sản xuất của tỉnh, đã phấn khởi mạnh dạn đầu tư sản xuất.

2.4.3. Chương trình khuyến công khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư

thành lập mới, đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ và mở rộng sản xuất 2.4.3.1. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thành lập mới

Dưới sự tác động của chính sách khuyến công, trong 9 năm (1997 - 2005) đã có 5.121 doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN ngoài quốc doanh thành lập mới, thu hút 32.619 lao động, tổng vốn đầu tư 615,966 tỷđồng.

(Xem bảng 6: Số doanh nghiệp CN-TTCN thành lập mới 1997-2005 -Phụ lục bảng số liệu).

Nhìn chung, quá trình đầu tư thành lập mới của các doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN tỉnh An Giang trong những năm gần đây được nâng lên về quy mô đầu tư, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tập trung vào các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh như: chế biến thuỷ sản, xay xát – lau bóng gạo, sơ chế nông sản, chế biến thực phẩm, gia công cơ khí, may xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng, bao bì...

Quy mô đầu tư bình quân năm 1997: 0,009 tỷđồng/doanh nghiệp tăng dần đến năm 2005: 0,278 tỷ đồng/doanh nghiệp; riêng năm 2004 là năm có vốn đầu tư mới cao nhất: 139,67 tỷ đồng, quy mô đầu tư bình quân 0,278 tỷ đồng/doanh nghiệp. Giai đoạn (1997-2000) có vốn đầu tư/doanh nghiệp: 0,032 tỷđồng; giai đoạn (2001- 2005): 0,120 tỷđồng, tăng 3,75 lần.

Tuy nhiên tiến độ đầu tư mới vẫn còn chậm so với tiềm năng phát triển CN- TTCN của địa phương; địa bàn đầu tư phát triển không đồng đều phần lớn tập trung

ở TP Long Xuyên và một số huyên có năng lực sản xuất CN-TTCN khá (Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú).

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp tài chính thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh An Giang.pdf (Trang 38 - 41)