PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu Sát hạch người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ ktv nước ngoài (Trang 25 - 29)

MẠI

1. Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh, thương mại

Tranh chấp kinh doanh, thương mại là những xung đột, bất đồng về quyền, lợi ích

kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình xác lập và giải quyết các quan hệ kinh doanh,

thương mại.

So với những tranh chấp trong các lĩnh vực xã hội khác như lao động, hành chính,

hôn nhân và gia đình, tranh chấp kinh doanh, thương mại có những đặc điểm khác biệt.

Thứ nhất, nội dung của tranh chấp kinh doanh thương mại chủ yếu là mâu thuẫn

về lợi ích kinh tế. Bởi lẽ, mục đích cơ bản mà các chủ thể mong muốn đạt tới khi tham

gia hoạt động kinh doanh thương mại là lợi nhuận hoặc đối tượng đầu tư. Do vậy, trong

quá trình thực hiện xung đột về lợi ích kinh tế là nội dung cơ bản của mọi tranh chấp kinh doanh thương mại.

Thứ hai, chủ thể của các quan hệ tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân.

Những chủ thể này có tâm lý mong muốn xác định quan hệ ổn định, lâu dài trên cơ sở

hợp tác, tin cậy lẫn nhau khi tham gia hoạt động kinh doanh, thương mại. Trong quan hệ kinh doanh thương mại quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn tương xứng với nhau trên cơ sở thỏa thuận, bình đẳng với mục đích tối đa là lợi ích kinh tế. Vì vậy, các tranh

chấp phát sinh sẽ có nguy cơ đe dọa và ảnh hưởng xấu đến quyền, lợi ích của các bên

trong điều kiện lợi ích kinh tế của các bên phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau.

Thứ ba, tranh chấp kinh doanh, thương mại phát sinh, phát triển gắn liền với các

chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật và yếu tố riêng của thị trường, chẳng hạn như

quy luật cung cầu, sự biến đổi không ngừng của giá cả... Những tranh chấp phát sinh

trong các hoạt động kinh doanh, thương mại cũng vì thế mà có những biến đổi linh hoạt

về hình thức biểu hiện, về tính chất mức độ và đòi hỏi, cách thức giải quyết của các bên.

2. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các phương thức giải quyết tranh chấp

trong kinh doanh, thương mại bao gồm:

- Thương lượng;

- Hòa giải;

- Trọng tài thương mại;

- Tòa án nhân dân.

(1) Thương lượng là phương thức được các bên tranh chấp tự nguyện lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn, phần lớn tranh chấp trong kinh doanh được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích áp dụng phương thức tự thương lượng để giải

quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên. Chính vì vậy, pháp luật không đưa ra bất cứ quy định nào cho phương thức tự thương lượng.

(2) Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba

là cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò là trung gian hòa giải để hỗ trợ các bên giải quyết

tranh chấp. Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải. Quyết định cuối cùng của việc giải quyết

tranh chấp không phải của trung gian hòa giải mà hoàn toàn phụ thuộc các bên tranh chấp. Trung gian hòa giải có những lợi thế nhất định đối với việc giải quyết các tranh

chấp kinh doanh thương mại có nội dung phức tạp, các bên ít hiểu biết đối với nhau.

(3) Trọng tài thương mại có một số ưu điểm như tính chung thẩm và hiệu lực của

quyết định trọng tài đối với việc giải quyết tranh chấp; tính bí mật; tính liên tục; tính linh

hoạt; tiết kiệm thời gian; không bị ràng buộc bởi nguyên tắc lãnh thổ, các bên có quyền

lựa chọn mô hình trọng tài, lựa chọn trọng tài viên để giải quyết vụ tranh chấp, duy trì

được quan hệ đối tác; trọng tài cho phép các bên sử dụng được kinh nghiệm của các

chuyên gia.

(4) Việc giải quyết tranh chấp qua Toà án cũng có nhiều lợi thế, như (i) Toà án là cơ quan đại diện cho quyền lực tư pháp của Nhà nước nên các quyết định, bản án của Toà án mang tính cưỡng chế thi hành đối với các bên; (ii) với nguyên tắc hai cấp xét xử,

những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện và khắc

phục kịp thời; (iii) với điều kiện thực tế ở Việt Nam, thì án phí Toà án thấp hơn lệ phí

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I

1. Bộ luật Dân sự 2005 (Phần Thứ ba).

2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (Chương 2, Chương 3 Phần thứ nhất).

3. Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003.

4. Luật Doanh nghiệp 2005 (có hiệu lực từ 01/7/2006).

5. Luật Đầu tư 2005 (có hiệu lực từ 01/7/2006).

6. Luật Thương mại 2005 (có hiệu lực từ 01/01/2006).

7. Luật Phá sản 2004.

8. Luật Cạnh tranh 2004.

9. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

10. Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định về đầu

tư trực tiếp ra nước ngoài.

11. Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.

12. Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh

doanh.

13. Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi

tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

14. Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.

15. Nghị định số 25/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2004 của Chính phủ quy định chi

tiết một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại.

16. Nghị định số 101/2006/NĐ- CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ Đăng ký lại,

chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

17. Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ Chuyển doanh

nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.

18. Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về Tổ chức,

quản lý TCT Nhà nước và chuyển đổi TCT Nhà nước, công ty Nhà nước độc lập, công

ty Mẹ là công ty Nhà nước hoạt động theo hình thức Công ty Mẹ - Công ty Con hoạt động

PHẦN II - TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH I. GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ I. GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ

1. Giá trị tương lai của tiền tệ: Giá trị tương lai của tiền tệ là giá trị tổng số tiền

sẽ thu được do đầu tư với một tỷ lệ lãi nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.

1.1. Giá trị tương lai của một khoản tiền

Gọi PV : Giá trị hiện tại của một khoản vốn đầu tư

FVn : Giá trị tương lai sau n kỳ hạn

r : Tỷ lệ lãi (lãi suất)

(1+r)n : Thừa số lãi. Ta có: FVn = PV (1+r)n (1)

1.2. Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ

a) Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ bất kỳ

FVn = 

n

t 1 PVt(1+r)t

Trong đó: PVt là khoản tiền phát sinh tại thời điểm t.

b) Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ đồng nhất (niên kim cố định). Chuỗi tiền

tệ đồng nhất là những khoản tiền bằng nhau phát sinh ở từng thời kỳ.

Gọi FVAn: Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đồng nhất.

a: Số tiền phát sinh mỗi kỳ

- Khi số tiền (a) phát sinh cuối mỗi kỳ:

FVAn = a r

r)n 1

1

(  

- Khi số tiền (a) phát sinh đầu mỗi kỳ:

FVAn = a r r)n 1 1 (   (1+r) Trong đó: r r)n 1 1 (   là thừa số lãi.

2. Giá trị hiện tại của tiền tệ

Giá trị hiện tại của tiền tệ là giá trị của tiền tệ được tính đổi về thời điểm hiện tại

(gọi là thời điểm gốc) theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định.

2.1. Giá trị hiện tại của một khoản tiền

Từ công thức (1) ta có:

PV = FVn(1+r)-n

Trong đó: r : Tỷ lệ chiết khấu

(1+r)-n: Thừa số chiết khấu

2.2. Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền t

a) Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ bất kỳ:

PVn = 

n

t 1 CFt(1+r)-t

Trong đó: PVn : Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ bất kỳ

CFt : Khoản tiền phát sinh ở thời điểm t.

b) Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đồng nhất (niên kim cố định):

Gọi PVAn : Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đồng nhất.

a : Khoản tiền phát sinh cố định mỗi kỳ.

- Khi số tiền (a) phát sinh cuối mỗi kỳ:

PVAn = a r

r) n1 1 (

1  

- Khi số tiền (a) phát sinh đầu mỗi kỳ:

PVAn = a r r) n 1 ( 1   (1+r) Trong đó: r r) n 1 ( 1  

Là thừa số chiết khấu.

Một phần của tài liệu Sát hạch người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ ktv nước ngoài (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)