Một số đặc điểm cơ bản của hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)

Một phần của tài liệu Sát hạch người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ ktv nước ngoài (Trang 105 - 106)

II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

2. Các nguyên tắc và nội dung cơ bản của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

2.2. Một số đặc điểm cơ bản của hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)

(1) Hệ thống IAS (và đặc biệt là IFRS) nhấn mạnh nguyên tắc giá thị trường vì vậy đưa ra các phương pháp xử lý phù hợp với nguyên tắc này. Trong khi đó hệ thống

VAS nhấn mạnh nguyên tắc giá gốc, không cho phép các doanh nghiệp tự đánh giá tài sản của mình.

(2) Một số IAS áp dụng cho các nền kinh tế thị trường phát triển. Việt Nam chưa xây dựng được VAS, như: Báo cáo tài chính trong điều kiện nền kinh tế siêu lạm phát

(IAS 29); Công cụ tài chính: Trình bày (IAS 32); Tổn thất tài sản (IAS 36); Công cụ tài chính: Đo lường và xác định (IAS 39)... và toàn bộ các IFRS chưa được cập nhật (Trừ

IFRS 04 - Hợp đồng bảo hiểm đã xây dựng thành VAS 19).

(3) Một số IAS đặc thù chưa được xây dựng, như: Phúc lợi cho người lao động

(IAS 19); Kế toán các khoản trợ cấp của Chính phủ (IAS 20); Kế toán và báo cáo Quỹ

hưu trí (IAS 26); Nông nghiệp (IAS 41)...

(4) Một số quy định phù hợp với điều kiện của Việt Nam, như:

(4.1) Quy định về trình bày Báo cáo tài chính (VAS 21) có những đặc thù riêng so với quy định của IAS 1:

- Nội dung "Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu" không quy định thành mẫu báo cáo

riêng, mà được quy định thành một phần trong Bản Thuyết minh báo cáo tài chính; - VAS 21 quy định tính bắt buộc trong việc áp dụng các VAS, trong khi đó IAS 1 lại cho phép tính linh hoạt trong việc áp dụng các IAS;

- VAS 21 đưa ra mẫu Bảng cânđối kế toán, trong khi đó IAS 1 không đưa ra mẫu

Báo cáo này.

(4.2) VAS quy định mức giá trị tối thiểu để ghi nhận TSCĐ hữu hình, vô hình; (4.3) VAS cho phép được lập dự phòng tổn thất, như: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho; Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính; Dự phòng phải thu khó đòi;

(4.4) IAS 21 "Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái" quy định phương pháp chuẩn và phương pháp thay thế. VAS 10 chỉ quy định phương pháp chuẩn, chênh lệch tỷ giá phát sinh được xử lý khác nhau cho doanh nghiệp trong giai đoạn xây dựng

cơ bản và giai đoạn sản xuất kinh doanh;

(4.5) VAS 07 "Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết" quy định doanh

nghiệp chỉ được trình bày theo phương pháp giá gốc trên Báo cáo tài chính riêng của nhà

đầu tư;

(4.6) VAS 06 "Thuê tài sản" quy định bên cho thuê tài chính chỉ bao gồm các

công ty cho thuê tài chính;

(4.7) VAS 14 "Doanh thu và thu nhập khác" không cho phép ghi nhận là tiền lãi

đối với khoản chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị danh nghĩa của một khoản phải thu.

Một phần của tài liệu Sát hạch người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ ktv nước ngoài (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)