Những nội dung cơ bản của Luật Kế toán

Một phần của tài liệu Sát hạch người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ ktv nước ngoài (Trang 101 - 105)

II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

1.Những nội dung cơ bản của Luật Kế toán

Luật Kế toán gồm 7 chương 64 điều:

- Chương I: Những quy định chung (16 điều)

- Chương III: Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán (7 điều)

- Chương IV: Hoạt động nghề nghiệp kế toán (4 điều)

- Chương V: Quản lý Nhà nước về kế toán (2 điều)

- Chương VI:Khen thưởng và xử lý vi phạm (2 điều)

- Chương VII: Điều khoản thi hành (2 điều)

Nội dung cơ bản của Luật Kế toán:

1.1. Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Luật Kế toán quy định phạm vi điều chỉnh bao gồm: Nội dung công tác kế toán,

tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán.

Luật Kế toán quy định đối tượng áp dụng Luật Kế toán là các doanh nghiệp thuộc

mọi thành phần kinh tế thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam kể cả hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, chi nhánh văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước

ngoài hoạt động tại Việt Nam; người làm kế toán và người khác có liên quan đến kế toán.

1.2. Về nhiệm vụ, yêu cầu, nguyên tắc kế toán

Luật Kế toán đặt nhiệm vụ kế toán đúng bản chất và vị thế đích thực của kế toán

là thu nhập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế

toán; thực hiện kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp,

thanh toán nợ; kiểm tra việc sử dụng tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm

pháp luật về tài chính kế toán; phân tích, cung cấp thông tin, số liệu kế toán kịp thời,

công khai, minh bạch, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định điều hành.

Luật Kế toán xác định yêu cầu kế toán phải đầy đủ, kịp thời, rõ ràng, chính xác, trung thực, liên tục, có hệ thống. Quy định 5 nguyên tắc kế toán cơ bản cho các đơn vị

kinh doanh gồm: Nguyên tắc giá gốc, nhất quán, khách quan, công khai, thận trọng.

1.3. Về đơn vị tính sử dụng trong kế toán

Luật Kế toán quy định đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán bắt buộc phải là Đồng

Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Trường hợp nghiệp vụ

kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại lệ phải ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra Đồng Việt

Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế hoặc quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm quy đổi, đồng thời cũng cho phép khi phát

sinh loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam. Luật Kế toán cho phép các đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ được chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài

chính quy định làm đơn vị tiền tệ để kế toán, nhưng khi lập báo cáo tài chính nộp cho cơ quan Nhà nước phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do NHNN công bố

tại thời điểm lập báo cáo tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi Kế toán cần sử dụng đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động thì phải sử

dụng đơn vị đo lường chính thức do Nhà nước quy định, nếu sử dụng đơn vị đo lường

khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức.

1.4. Về kỳ kế toán

Luật Kế toán quy định kỳ kế toán năm là từ 01/01 đến 31/12 hàng năm và cho phép đơn vị chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn. Kỳ kế toán quý là 3 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý; Kỳ kế toán tháng là một tháng tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.

Luật Kế toán quy định kỳ kế toán đầu tiên áp dụng cho doanh nghiệp mới thành lập và kỳ kế toán cuối cùng cho đơn vị kế toán chia, tách, hợp, nhất, sát nhập, chuyển đổi

hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản.

1.5. Về kế toán tài chính, kế toán quản trị

Việc phân chia thành kế toán tài chính và kế toán quản trị là dựa vào phương

pháp thực hiện, mục đích và đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Kế toán tài chính cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho các đối tượng có quan hệ tài chính hoặc lợi ích kinh

tế với đơn vị kế toán và để công bố công khai. Kế toán quản trị phục vụ cho việc quản

trị, điều hành nội bộ đơn vị kế toán. Kế toán quản trị ở các đơn vị ở các đơn vị không

hoàn toàn giống nhau, mà phụ thuộc vào yêu cầu và năng lực quản lý của từng đơn vị.

1.6. Về chứng từ kế toán

Luật Kế toán xác định chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin chứng

minh cho từng hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán nên có vị trí cực kỳ quan

trọng. Kế toán đúng hay sai lệch là do chứng từ đúng hay sai. Do đó, chứng từ kế toán

phải đảm bảo đủ các nội dung chủ yếu và phải lập theo đúng quy định. Luật Kế toán quy định rõ ràng 7 nội dung của chứng từ kế toán, chứng từ điện tử, hoá đơn bán hàng và

việc ký duyệt chứng từ kế toán.

1.7. Về tài khoản kế toán và sổ kế toán

Luật Kế toán quy định mỗi đơn vị kế toán phải sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán. Các đơn vị kế toán được phép căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài

chính quy định để lựa chọn, áp dụng một hệ thống tài khoản kế toán phù hợp và được

mở chi tiết các tài khoản kế toán phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.

Luật Kế toán quy định sổ kế toán phải đảm bảo tính pháp lý rất cao. Các đơn vị

kế toán được phép căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính quy định để lựa chọn,

áp dụng các sổ kế toán phù hợp và chỉ được mở một hệ thống sổ kế toán. Việc mở sổ,

ghi sổ, khoá sổ và sửa chữa sổ kế toán cũng được quy định cụ thể trong Luật Kế toán.

1.8. Báo cáo tài chính

Luật Kế toán quy định các loại báo cáo tài chính phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước và tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước và đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh.

Luật Kế toán chỉ quy định khung thời hạn tối đa nộp báo cáo tài chính cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Việc quy định cụ thể thời hạn nộp báo cáo cho từng lĩnh vực hoạt động từng cấp quản lý và thời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách sẽ được hướng dẫn ở văn bản dưới luật.

Luật Kế toán quy định mọi đơn vị kế toán phải công khai các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của đơn vị và quy định rõ nội dung, hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính phải phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động.

1.9. Về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

Luật Kế toán quy định tài liệu kế toán gồm chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo

tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu kế toán khác phải được bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ. Trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại thì phải có biên bản kèm theo bản

sao chụp hoặc xác nhận. Tài liệu kế toán khi đưa vào lưu trữ phải là bản chính. Tài liệu

- Tối thiểu 5 năm đối với tài liệu dùng cho quản lý, điều hành (kể cả tài liệu không dùng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính);

- Tối thiểu 10 năm đối với chứng từ kế toán dùng để ghi sổ kế toán, sổ kế toán và

báo cáo tài chính năm;

- Lưu trữ vĩnh viễn đối với các tài liệu kế toán có ý nghĩa quan trọng về kinh tế,

an ninh quốc phòng..

1.10. Về tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán

Luật Kế toán quy định mọi đơn vị kế toán đều phải tổ chức bộ máy kế toán. Đối

với các đơn vị nhỏ thì bố trí người làm kế toán. Các doanh nghiệp và một số đơn vị được

quyền thuê tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán làm thuê kế toán. Các đơn vị, tổ chức bộ máy kế toán thì bố trí người làm kế toán trưởng hoặc thuê làm kế toán trưởng. Người làm kế toán phải là những người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp,

trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ

về kế toán. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ kế toán. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực

hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của

mình.

1.11. Về tiêu chuẩn, điều kiện và quyền của kế toán trưởng

Luật Kế toán quy định chức nghiệp kế toán trưởng đặt ở tất cả các đơn vị kế toán, nhưng tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của đơn vị mà đòi hỏi người làm kế toán trưởng tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của đơn vị mà đòi hỏi người làm kế toán trưởng phải có năng lực tương xứng. Tiêu chuẩn và điều kiện cho người làm kế toán trưởng là:

- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ bậc Trung cấp trở lên;

- Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 2 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ bậc trung cấp;

- Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng.

1.12. Về thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng

Hoạt động thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng được quy định trong Luật

Kế toán thể hiện công việc kế toán không chỉ là của đơn vị kế toán mà trở thành một loại

dịch vụ tài chính, một nghề nghiệp độc lập. Luật Kế toán quy định đơn vị kế toán được

ký hợp đồng thuê doanh nghiệp hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuê làm kế toán hoặc thuê làm kế toán trưởng. Việc thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng phải lập hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật. Đơn vị thuê làm kế

toán có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, trung thực mọi thông tin, tài liệu liên

quan đến công việc thuê làm kế toán và thanh toán đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ kế toán

theo thoả thuận trong hợp đồng.

Người được thuê làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ hành nghề kế toán và phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định cho người làm kế toán. Doanh nghiệp dịch vụ kế

toán hoặc người được thuê làm kế toán, làm kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm về

Người quản lý doanh nghiệp dịch vụ kế toán, các nhân viên hành nghề kế toán

phải có chứng chỉ hành nghề kế toán mới được làm thuê kế toán, làm thuê kế toán trưởng.

1.13. Về xử lý vi phạm về kế toán

Luật Kế toán quy định tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về kế toán

thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc tuy

cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định

của pháp luật. Luật Kế toán quy định cụ thể các hành vi vi phạm trong kế toán ở các điều

khoản của Luật như các hành vi bị nghiêm cấm, người không được làm kế toán.

Luật Kế toán được công bố trong thời kỳ đổi mới mạnh mẽ về tài chính, kế toán do đó đã thể hiện nhiều sự đổi mới, cởi mở, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và tổ chức

chủ động sử dụng công cụ kế toán phục vụ kinh doanh và tăng cường quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước. Sự đổi mới của Luật Kế toán thể hiện bước hội nhập, tiếp cận thông

lệ quốc tế chắc chắn sẽ góp phần tạo ra môi trường đầu tư cởi mở.

Một phần của tài liệu Sát hạch người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ ktv nước ngoài (Trang 101 - 105)