V. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1 Xác định dòng tiền của dự án đầu tư
2. Đầu tư vốn trong điều kiện không có rủi ro
2.1. Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn (PP)
a) Khái niệm: Phương pháp hoàn vốn nhằm xác định một khoảng thời gian gọi là kỳ hoàn vốn. Kỳ hoàn vốn là độ dài cần thiết (thường đơnvị tính là năm) để các khoản
thu nhập từ khấu hao và lợi nhuận sau thuế (gọi tắt là thu nhập) đủ bù đắp chi phí ban đầu của dự án.
b) Phương pháp xác định: Tính toán thời kỳ hoàn vốn ta có thể chia ra 2 trường
hợp:
Trường hợp thứ nhất: Các khoản thu nhập hàng năm bằng nhau, tạo nên một
chuỗi thu nhập tiền tệ đồng nhất. Khi đó ta có:
Kỳ hoàn vốn =
Chi phí đầu tư
Thu nhập hàng năm
Trường hợp thứ hai: Các khoản thu của dự án tạo thành các dòng tiền mặt bất thường, phương pháp làm như sau:
- Xác định số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm bằng cách tìm số chênh lệnh
giữa số vốn đầu tư và thu nhập tích luỹ.
- Khi số tiền còn phải thu hồi nhỏ hơn thu nhập của năm sau, ta làm các phép chia của số tiền còn phải thu hồi với thu nhập của năm đó, và nhân với 12 tháng để tìm số
tháng còn phải thu hồi.
c) Tiêu chuẩn lựa chọn: Nếu gọi T là thời gian cần thiết phải thu hồi đủ vốn đầu tư:
- Nếu kỳ hoàn vốn > T: dự án bị loại
- Nếu kỳ hoàn vốn < T: ta lại chia ra :
+ Nếu đấy là những dự án thuộc loại độc lập :tất cả được lựa chọn.
+ Nếu đấy là những dự án thuộc loại xung khắc: dự án nào có kỳ hoàn vốn
nhỏ nhất là dự án được lựa chọn.
2.2. Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu (DPP)
a) Khái niệm: Phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu là khoảng thời
gian cần thiết để tổng hiện giá tất cả dòng thu nhập trong tương lai của dự án vừa đủ bù
đắp số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.
b) Phương pháp xác định: Chúng ta có thể hiểu về tiêu chuẩn thời gian thu hồi
vốn có chiết khấu là khoảng thời gian cần thiết mà dự án có thể hoàn lại được vốn đầu tư
bỏ ra ban đầu được cảm nhận dưới góc độ tài chính. Nói rõ hơn, tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu cho thấy chúng ta sẽ cần khoảng thời gian thu hồi lại vốn đầu tư đã
có tính đến cơ hội phí của việc sử dụng vốn đầu tư, khoảng sinh lợi mà số vốn này có thể
kiếm được từ những dự án khác.
Một cách nhìn vấn đề dưới góc độ khác là đưa vốn đầu tư ban đầu và dòng thu nhập về một giá trị tương đương trong tương lai và tìm mốc thời điểm mà hai giá trị này bằng nhau, thời điểm này chính là thời gian thu hồi vốn có chiết khấu cần thiết của dự
2.3. Tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng (NPV)
a) Khái niệm: Theo phương pháp này, người ta đưa các khoản thu và các khoản
chi của từng dự án về giá trị hiện tại và so sánh chúng với nhau. Giá tri hiện tại ròng
(NPV) được xác định bằng chênh lệch giữa giá trị hiện tại các khoản thu với giá rị hiện
tại các khoản chi của dự án đó.
b) Phương pháp xác định:
Gọi n: Thời gian sống của dự án (năm)
Ti: Khoản thu của dự án ở năm thứ i (i = 0 - n) r: Tỷ lệ chiết khấu (tỷ lệ hiện tại hoá)
Si: Khoản chi cho đầu tư ở năm thứ i (i = 0 - n) Vậy giá trị hiện tại ròng được tính:
)1 1 ( ) 1 ( 0 0 r r i n i i n i Si Ti NPV
c) Tiêu chuẩn lựa chọn
- Khi NPV < 0, thì việc đầu tư bị từ chối.
- Khi NPV > 0, thì ta chia ra các trường hợp sau:
+ Nếu đó là các dự án độc lập, việc đầu tư có thể được chấp thuận.
+ Nếu đó là các dự án thuộc loại loại bỏ lẫn nhau: dự án nào có NPV lớn
nhất là dự án được lựa chọn
d) Xác định tỷ lệ hiện tại hoá (tỷ lệ chiết khấu)
Khi sử dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng, cần phải lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu để đưa các khoản tiền trong tương lai về giá trị hiện tại. Tỷ lệ thường được dùng là chi phí sử dụng vốn. Chi phí sử dụng vốn phản ánh tỷ lệ lãi tối thiểu mà người cung cấp vốn đầu tư yêu cầu. đôi khi người ta còn gọi chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư. i i n i r f R 1
trong đó: R: chi phí sử dụng vốn bình quân
i
f : tỷ trọng vốn loại i so với tổng vốn đầu tư
ri: chi phí sử dụng vốn loại i
n: tổng loại vốn được sử dụng
e) Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn NPV
Chỉ tiêu hiện giá thuần NPV có nhiều ưu điểm hơn các tiêu chuẩn khác bởi vì:
Thứ nhất, tiêu chuẩn NPVghi nhận tiền tệ có giá trị theo thời gian. Bất kỳ một
nguyên tắc đầu tư nào không ghi nhận giá trị thời gian của tiền tệ thì sẽ không thể đưa ra quyết định đúng đắn được.
Thứ hai, NPV chỉ dựa trên duy nhất hai dữ liện đó là dòng tiền được dự đoán từ
tác động bởi chủ quan của nhà quản lý, sự lựa chọn phương pháp kế toán hoặc khả năng
sinh lợi của những dự án độc lập khác đều sẽ dẫn đến những quyết định không đúng.
Thứ ba, Vì các giá trị hiện tại đều được đo lường bởi một đồng ngày hôm nay nên ta có thể cộng dồn nó lại. Nếu bạn có hai dự án A và B, tiêu chuẩn NPV sẽ giúp bạn biết được nhanh chóng giá trị hiện tại NPV của dự án đầu tư kết hợp là:
NPV (A + B) = NPV (A) + NPV (B)
Tính chất có thể cộng dồn như trên có ý nghĩa quan trọng. Giả định dự án B có
NPV âm, nếu bạn kết hợp nó với dự án A, dự án kết hợp (A+B) sẽ có một NPV thấp hơn
NPV của bản thân dự án A. Do đó bạn sẽ không bị sai lầm trong việc chấp nhận dự án
xấu B chỉ bởi vì nó được gói chung với dự án A. Như chúng ta biết các tiêu chuẩn khác
không có tính chất cộng dồn này. Nếu bạn không cẩn thận bạn có thể bị đánh lừa trong
quyết định một gói dự án tốt và dự án xấu có thể sẽ tốt hơn là dự án tốt một mình.
Tuy nhiên tiêu chuẩn hiện giá thuần - NPV có nhược điểm là nó không thể đưa ra
kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp hạng ưu
tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị giới hạn.
2.4. Tiêu chuẩn tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)
a) Khái niệm: Tỷ suất doanh lợi nội bộ là doanh lợi vốn của một dự án đầu tư hứa
hẹn đạt được trong thời gian tồn tại của nó.
b) Công thức xác định: Tỷ suất doanh lợi nội bộ đóng vai trò như một tỷ lệ chiết
khấu (tỷ lệ hiện đại hoá) làm cân bằng giá trị hiện tại của các khoản thu với giá trị hiện
tại của các khoản chi của một dự án đầu tư. Nói cách khác, tỷ suất doanh lợi nội bộ chính
là một tỷ lệ chiết khấu để sao cho giá trị hiện tại ròng (NPV) bằng 0, tức là giá trị của r
sao cho: 0 ) 1 ( ) 1 ( 0 1 r r i n i i n i Si Ti NPV
c) Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Khi IRR < WACC : nếu thực hiện dự án sẽ bị lỗ. Nghĩa là khi đó NPV < 0.
- Khi IRR > WACC, nghĩa là khi đó NPV> 0.
+ Nếu đây là dự án độc lập thì dự án đó được chọn
+ Nếu đấy là các dự án thuộc loại loại bỏ lẫn nhau, thì dự án được chọn
chính là dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ lớn nhất.
d) Ưu nhược điểm tiêu chuẩn IRR: Các doanh nghiệp thích sử dụng tiêu chuẩn
IRR vì họ cho rằng điều quan trọng phải biết được khoảng chênh lệch giữa tỷ suất thu
nhập nội bộ của một dự án đầu tư và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Phương
pháp NPV không cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp thông tin như vậy. Mặc dù vậy, tiêu chuẩn IRR lại chứa đựng một vài cạm bẫy.
Cạm bẫy 1: Vay hay cho vay? Phương pháp tỷ suất thu nhập nội bộ - IRR cho rằng những dự án đầu tư nào có IRR lớn hơn chi phí cơ hội của vốn đầu tư thì đều có thể
chấp nhận được. Nhưng điều này chỉ hoàn toàn đúng khi được áp dụng đối với các trường hợp dự án bình thường tức NPV của dự án giảm dần khi lãi suất chiết khấu tăng.
Và nó sẽ không đúng trong trường hợp cá biệt bởi vì không phải tất cả các dòng tiền của
các dự án đầu tư đều có NPV giảm dần khi mức lãi suất chiết khấu tăng lên.
Cạm bẫy thứ 3: Có thể không có IRR thực.
Chúng ta đã đưa ra một số trường hợp mà IRR có thể dẫn tới kết luận sai lầm.
Vậy tiêu chuẩn IRR có đáng tin cậy không? Ngược lại hoàn toàn, tiêu chuẩn IRR có một
nguồn gốc rất đáng tôn trọng và tuy nó không dễ dàng sử dụng như tiêu chuẩn NPV, nhưng nếu được sử dụng đúng đắn nó sẽ giúp chúng ta có một quyết định thích hợp.
2.5. Tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi (PI)
a) Khái niệm: Chỉ số sinh lợi (PI) được định nghĩa như là giá trị hiện tại của dòng tiền của dự án đầu tư so với vốn đầu tư ban đầu
b) Công thức xác định: I PV PI
Trong đó: PV: giá trị hiện tại của dòng tiền do dự án sinh ra
I: vốn đầu tư ban đầu
Giả sử chi phí sử dụngvốn là 10% và dòng tiền của dự án như sau:
Năm NPV(10%) IRR
0 1 2 3 4
CF -600$ 250$ 250$ 250$ 250$ 192,47$ 24,1% PI = 792,47 = 1,32
600
Chỉ số này được hiểu như là việc đầu tư sẽ thu hồi lại đầu tư ban đầu cộng thêm với NPV tương đương 32% của đầu tư ban đầu.
c) Tiêu chuẩn lựa chọn
Trường hợp các dự án là độc lập lẫn nhau. Dự án nào có: PI >1: Chấp nhận dự án
PI <1: Loại bỏ dự án
Trường hợp các dự án là loại trừ lẫn nhau, dự án nào có PI lớn nhất và lớn hơn 1
sẽ được chọn.
d) Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn PI
Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, chúng ta không thể xếp hạng ưu tiên các
dự án theo tiêu chuẩn NPV của nó. Thay vào đó, chúng ta sẽ xếp hạng ưu tiên theo tỷ số
hiện giá các khoản thu nhập trong tương lai so với vốn đầu tư bỏ ra ban đầu tức là theo tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi PI.
Tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi (PI) vẫn có nhược điểm so với NPV khi thẩm định dự án đầu tư. Bởi vì giống như IRR, tiêu chuẩn PI không giải thích được một cách trực tiếp
sự khác nhau về quy mô của dự án.