V. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1 Xác định dòng tiền của dự án đầu tư
1.1. Nguyên tắc xác định dòng tiền: Khi xác định dòng tiền của dự án cần áp dụng 5 nguyên tắc cơ bản sau đây:
dụng 5 nguyên tắc cơ bản sau đây:
(1) Dòng tiền nên được đo lường trên cơ sở tăng thêm: Nói cách khác, nên đánh
tác động như thế nào nếu dự án được chấp nhận so với tác động khi dự án không được
chấp nhận.
(2) Dòng tiền nên được tính toán trên cơ sở sau thuế: Vì đầu tư ban đầu cho một
dự án đòi hỏi chi phí bằng tiền mặt sau thuế, nên thu nhập từ dự án cũng được tính bằng cùng đơn vị, tức là dòng tiền sau thuế.
(3) Tất cả tác động gián tiếp của một dự án phải được xem xét khi đánh giá dòng tiền: Thí dụ, nếu một đề xuất mở rộng nhà máy đòi hỏi phải tăng vốn lưu động cho toàn doanh nghiệp, có thể dưới hình thức tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn kho, hay khoản phải thu
lớn hơn. Việc gia tăng vốn lưu động này nên được tính vào đầu tư thuần cần thiết cho dự
án.
(4) Các chi phí thiệt hại không được tính vào dòng tiền của dự án: Chi phí thiệt
hại là một chi phí đã được đưa ra, do đó dù chấp thuận hay từ chối dự án thì nó vẫn tồn
tại. Vì các chi thiệt hại không thể thu hồi lại, nên chúng không được tính vào dòng tiền
của dự án. Chi phí này còn gọi là chi phí chìm - chi phí chìm là loại chi phí không thích đáng.
(5) Giá trị các tài sản sử dụng trong một dự án nên được tính theo các chi phí cơ
hội của chúng: Các chi phí cơ hội của tài sản là dòng tiền mà các tài sản đó có thể tạo ra
nếu chúng không được sử dụng trong dự án đang xem xét.
Có thể áp dụng năm nguyên tắc đánh giá dòng tiền trên vào tính toán đầu tư thuần
và dòng tiền thuần của một dự án.