Trái phiếu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Sát hạch người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ ktv nước ngoài (Trang 35 - 37)

III. NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP 1 Nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp

1.3.Trái phiếu doanh nghiệp

a) Khái niệm và đặc trưng chủ yếu của trái phiếu doanh nghiệp

* Khái niệm: Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp

* Đặc trưng chủ yếu:

- Người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của DN: DN phát hành trái phiếu là người đi vay, người mua trái phiếu DN chính là người cho DN vay vốn., là chủ nợ của DN (hay

còn gọi là trái chủ).

- Chủ sở hữu trái phiếu không có quyền tham gia quản lý và điều hành hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Trái chủ không có quyền ứng cử, bầu

cử vào Hội đồng quản trị, cũng như không được quyền bỏ phiếu, biểu quyết...

- Trái phiếu có kỳ hạn nhất định: Trái phiếu có thời gian đáo hạn, khi đến hạn,

doanh nghiệp phát hành trái phiếu có trách nhiệm hoàn trả cho trái chủ toàn bộ số vốn

gốc ban đầu.

- Trái phiếu có lợi tức cố định: Nhìn chung lợi tức trái phiếu được xác định trước,

không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp hàng năm.

- Lợi tức trái phiếu được trừ ra khi xác định thu nhập chịu thuế của DN. Nghĩa là theo luật thuế thu nhập, tiền lãi là một yếu tố chi phí tài chính.

* Các loại trái phiếu DN:

+ Dựa vào hình thức trái phiếu, chia ra: trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh.

+ Dựa vào lợi tức trái phiếu, chia ra trái phiếu có lãi suất cố định và trái phiếu có

lãi suất biến đổi.

+ Dựa vào yêu cầu bảo đảm giá trị tiền vay khi phát hành, trái phiếu có thể chia ra

trái phiếu bảo đảm và trái phiếu không bảo đảm.

+ Dựa vào tính chất của trái phiếu có thể chia ra trái phiếu thông thường, trái

phiếu có thể chuyển đổi, và trái phiếu có phiếu mua cổ phiếu.

+ Dựa vào mức độ rủi ro tín dụng của trái phiếu DN người ta có thể chia trái

phiếu DN thành các loại khác nhau thông qua việc đánh giá hệ số tín nhiệm...

b) Những lợi thế khi huy động vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn

- Lợi tức trái phiếu được giới hạn (cố định) ở mức độ nhất định: Lợi tức trái phiếu được xác định trước và cố định. Trong điều kiện DN làm ăn có lãi, thì việc sử dụng trái

phiếu để huy động thêm vốn vay sẽ nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu mà không phải chia sẻ quyền phân chia thu nhập cao cho trái chủ.

- Chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Do trái phiếu hấp dẫn công chúng ở mức rủi ro thấp hơn cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

- Chủ sở hữu DN không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát DN cho các trái

chủ.

- Lợi tức trái phiếu được trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN, đem lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khoản lợi thuế và giảm chi phí sử dụng vốn vay.

- Giúp DN chủ động điều chỉnh cơ cấu VKD một cách linh hoạt, đảm bảo việc sử

dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.

c) Những mặt bất lợi

- Buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn: Điều này có thể gây căng thẳng về mặt

tài chính và dễ dẫn tới nguy cơ rủi ro tài chính trong trường hợp doanh thu và lợi nhuận

- Làm tăng hệ số nợ của DN: Điều này có thể nâng cao doanh lợi vốn chủ sở hữu

khi doanh nghiệp làm ăn có lãi; mặt khác, lại làm tăng nguy cơ rủi ro do gánh nặng nợ

nần lớn.

- Phát hành trái phiếu là sử dụng nợ vay có kì hạn. Điều này buộc doanh nghiệp

phải lo việc hoàn trả tiền vay nợ gốc đúng hạn. Nếu doanh nghiệp có doanh thu và lợi

nhuận dao động thất thường, việc sử dụng trái phiếu để tài trợ tăng vốn dài hạn dễ đưa

doanh nghiệp tới nguy cơ mất khả năng thanh toán, dẫn đến bị phá sản.

- Sử dụng trái phiếu dài hạn là việc sử dụng nợ trong thời gian dài, tác động của

nó tới DN mang tính 2 mặt. Một mặt, nó đóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của

doanh nghiệp; mặt khác, nó lại trở thành nguy cơ đe doạ sự tồn tại và phát triển của

doanh nghiệp.

Ngoài ra, để đi đến quyết định phát hành trái phiếu đáp ứng nhu cầu tăng vốn cần

cân nhắc thêm các nhân tố chủ yếu sau:

- Mức độ ổn định của doanh thu và lợi nhuận trong tương lai: Nếu ổn định thì phát hành trái phiếu để huy động vốn là có cơ sở và hợp lý.

- Hệ số nợ hiện tại của doanh nghiệp: Nếu hệ số nợ của DN còn ở mức thấp, thì việc sử dụng trái phiếu là phù hợp và ngược lại.

- Sự biến động của lãi suất thị trường trong tương lai: Nếu lãi suất thị trường có xu hướng gia tăng trong tương lai thì việc sử dụng nợ trái phiếu để tăng vốn sẽ có lợi cho

doanh nghiệp.

- Yêu cầu giữ nguyên quyền kiểm soát doanh nghiệp của các chủ sở hữu hiện tại:

Nếu các cổ đông yêu cầu giữ nguyên quyền kiểm soát DN thì việc sử dụng trái phiếu là cần thiết.

Một phần của tài liệu Sát hạch người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ ktv nước ngoài (Trang 35 - 37)