Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC (CM 560)

Một phần của tài liệu Sát hạch người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ ktv nước ngoài (Trang 143)

III. HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM (Xem phụ lục số 01) 1 Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC (CM 200)

24.Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC (CM 560)

24.1. Ba giai đoạn của các sự kiện phát sinh sau: liên quan đến trách nhiệm của

KTV và DNKT.

+ Đối với sự kiện phát sinh đến ngày ký BCKT: phải thực hiện các thủ tục kiểm

toán nhằm xác định tất cả những sự kiện đã phát sinh đến ngày ký BCKT xét thấy có ảnh hưởng đến BCTC, và phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong BCTC (đ.10-13).

+ Đối với sự kiện được phát hiện sau ngày ký BCKT nhưng trước ngày công bố

BCTC: Không bắt buộc phải xem xét những vấn đề có liên quan đến BCTC sau ngày ký BCKT. Tuy nhiên, khi biết được những sự kiện này có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì phải cân nhắc việc có nên sửa lại BCTC và BCKT hay không và phải thảo

luận với GĐ đơn vị được kiểm toán để có biện pháp phù hợp cho từng trường hợp cụ thể (đ.14-18).

+ Đối với sự kiện được phát hiện sau ngày công bố BCTC: Không bắt buộc phải

xem xét, kiểm tra bất cứ số liệu hay sự kiện nào có liên quan đến BCTC đã được kiểm

toán. Tuy nhiên, nếu nhận thấy vẫn còn có sự kiện cần phải sửa đổi BCKT thì phải cân

nhắc việc có nên sửa lại BCTC và BCKT hay không; phải thảo luận với GĐ đơn vị và có những biện pháp thích hợp theo từng trường hợp cụ thể (Đoạn 20-24).

24.2. Trường hợp đơn vị được kiểm toán phát hành chứng khoán trên thtrường thì phảixem xét đến các quy định pháp lý liên quan đến việc phát hành chứng trường thì phảixem xét đến các quy định pháp lý liên quan đến việc phát hành chứng khoán.

Một phần của tài liệu Sát hạch người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ ktv nước ngoài (Trang 143)