IV. CHI PHÍ SỬ DỤNGVỐN VÀ HỆ THỐNG ĐÒN BẨY 1 Chi phí sử dụng vốn
1.4. Chi phí sử dụngvốn bình quân
Mỗi nguồn vốn có chi phí sử dụng khác nhau, do vậy cần thiết phải tính chi phí sử
dụng vốn bình quân. Chi phí sử dụng vốn bình quân được xác định theo phương pháp
bình quân gia quyền mà quyền số là tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng vốn mà doanh nghiệp huy động. Chi phí sử dụng vốn bình quân trong doanh nghiệp phụ thuộc vào 2 yếu tố: Chi phí sử dụng của từng nguồn vốn và tỷ trọng của từng nguồn vốn.
Gọi WACC là chi phí sử dụng vốn bình quân fi là tỷ trọng nguồn vốn thứ i (i = 1-n) ri là chi phí sử dụng nguồn vốn i WACC = n i 1(fi x ri) 1.5. Chi phí cận biên về sử dụng vốn
+ Khái niệm: Chi phí cận biên về sử dụng vốn là chi phí phải trả cho một đồng
vốn mới tăng thêm trong cùng thời kỳ.
Thực chất chi phí cận biên là chi phí sử dụng vốn bình quân cho mỗi đồng vốn
mới tăng thêm trong cùng thời kỳ. Khi doanh nghiệp huy động tăng thêm vốn sẽ làm gia
tăng rủi ro cho nhà đầu tư, nên nhà quản trị phải xác định chi phí cho mỗi đồng vốn tăng thêm. Qua đó để lựa chọn quy mô vốn tối ưu cho viêc thực hiện dự án đầu tư. Vì chỉ
những đồng vốn nào có chi phí sử dụng vốn cận biên thấp hơn tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư thì sẽ được chấp thuận.
+ Xác định điểm gãy của đường chi phí cận biên
Khi doanh nghiệp huy động thêm những đồng vốn mới, chi phí của mỗi đồng vốn
tại một thời điểm nào đó sẽ tăng lên. Tại thời điểm giới hạn mà từ đó chi phí sử dụng
vốn mới bắt đầu tăng lên được gọi là điểm gãy của chi phí sử dụng vốn. Điểm gãy (còn gọi là điểm nhảy) được xác định theo công thức:
Điểm gãy (nhảy) =
Tổng số vốn có chi phí sử dụng thấp hơn của nguồn vốn i
Đối với một doanh nghiệp khi liên tục huy động thêm những đồng vốn mới với
chi phí sử dụng khác nhau có thể có nhiều điểm gãy. Có thể minh hoạ chi phí sử dụng
vốn bình quân và các điểm gãy trên đồ thị.
Việc nghiên cứu chi phí sử dụng vốn bình quân nói chung, chi phí sử dụng vốn
nói riêng có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Bởi vì nói giúp cho các nhà tài chính
có thêm các căn cứ xác đáng để ra quyết định lựa chọn dự án đầu tư. Còn việc nghiên cứu chi phí cận biên sẽ là căn cứ để lựa chọn quy mô vốn tối ưu để thực hiện dự án đầu tư.