III. HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM (Xem phụ lục số 01) 1 Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC (CM 200)
30. Báo cáo kiểm toán về BCTC (CM 700)
30.1. Khái niệm báo cáo kiểm toán (BCKT): Là loại báo cáo bằng văn bản do
KTV và DNKT lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về BCTC của một đơn vị đã được kiểm toán.
30.2. Yêu cầu của báo cáo kiểm toán
KTV và DNKT phải soát xét và đánh giá những kết luận rút ra từ các bằng chứng
kiểm toán thu thập được và sử dụng những kết luận này để làm cơ sở cho ý kiến của
mình về BCTC của đơn vị được kiểm toán.
Trong ý kiến đánh giá của KTV và DNKT phải xác định mức độ phù hợp của
BCTC với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc phù hợp với các nguyên tăc và
chuẩn mực kế toán phổ biến được Việt nam chấp nhận, cũng như xác định sự tuân thủ theo các quy định pháp lý có liên quan khi lập BCTC.
Báo cáo kiểm toán phải có phần ghi rõ ý kiến của KTV và DNKT về toàn bộ BCTC đã được kiểm toán.
30.3. Các nội dung cơ bản của báo cáo kiểm toán
a) Báo cáo kiểm toán về BCTC gồm các yếu tố cơ bản và được trình bày theo thứ
tự sau:
Phần chung của BCKT, phần mở đầu của báo cáo kiểm toán, phần phạm vi và căn
cứ thực hiện cuộc kiểm toán, phần ý kiến kết luận của KTV và DNKT về BCTC đã được
kiểm toán: Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán; Chữ ký và đóng dấu.
Báo cáo kiểm toán phải ký rõ tên của KTV đã đăng ký hành nghề kiểm toán ở
Việt Nam - Người chịu trách nhiệm kiểm toán, và ký rõ tên của Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) của công ty (hoặc chi nhánh công ty) kiểm toán chịu trách nhiệm phát
hành báo cáo kiểm toán.
Dưới mỗi chữ ký nói trên phải ghi rõ họ và tên, số hiệu giấy đăng ký hành nghề
kiểm toán ở Việt Nam. Trên chữ ký của Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) phải đóng dấu của công ty (hoặc chi nhánh) chịu trách nhiệm phát hành báo cáo kiểm toán.
Phù hợp với thông lệ chung của Quốc tế, Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) được phép ký bằng tên của Công ty kiểm toán thay cho chữ ký tên của mình, nhưng vẫn
phải ghi rõ họ và tên, số hiệu giấy phép hành nghề kiểm toán ở Việt Nam của chính
mình, và đóng dấu công ty kiểm toán.
b) Các loại ý kiến của KTV
Căn cứ kết quả kiểm toán, KTV đưa ra một trong các loại ý kiến về BCTC, như
sau: Ý kiến chấp nhận toàn phần; Ý kiến chấp nhận từng phần; Ý kiến từ chối (hoặc ý
kiến không thể đưa ra ý kiến); Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược).