III. HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM (Xem phụ lục số 01) 1 Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC (CM 200)
15. Bằng chứng kiểm toán (CM 500)
15.1. Bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do KTV thu thập
được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này KTV hình thành nên ý kiến của mình.
- Thực chất của giai đoạn thực hiện kiểm toán là KTV dùng các phương pháp kỹ
thuật để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của
mình về BCTC được kiểm toán.
- Trách nhiệm của KTV và DNKT là phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm
toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về BCTC của đơn vị được kiểm
toán.
- Bằng chứng kiểm toán được thu thập bằng sự kết hợp thích hợp giữa các thủ tục
thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. Trong một số trường hợp, bằng chứng kiểm
toán chỉ có thể thu thập được bằng thử nghiệm cơ bản.
15.2. Cơ sở dẫn liệu của BCTC
Cơ sở dẫn liệu của BCTC: Là căn cứ của các khoản mục và thông tin trình bày
trong BCTC do Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lập trên cơ sở
các chuẩn mực và chế độ kế toán qui định phải được thể hiện rõ ràng hoặc có cơ sở đối
Cơ sở dẫn liệu của BCTC phải có 7 tiêu chuẩn sau: Hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, phát sinh, đầy đủ, đánh giá, chính xác, trình bày và công bố.
Bằng chứng kiểm toán phải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu của BCTC.
Bằng chứng liên quan đến một cơ sở dẫn liệu không thể bù đắp cho việc thiếu bằng
chứng liên quan đến cơ sở dẫn liệu khác. Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thử
nghiệm cơ bản được thay đổi tuỳ thuộc vào từng cơ sở dẫn liệu. Các thử nghiệm có thể
cung cấp bằng chứng kiểm toán cho nhiều cơ sở dẫn liệu cùng một lúc.
15.3. Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán
Các phương pháp kỹ thuật thường được vận dụng trong kiểm toán BCTC bao
gồm: Kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và quy trình phân tích.