- Mẫu hiệp định thuế OECD
Chế độ và văn bản hướng dẫn về kế toán
PHẦN IV - PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN VÀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VÀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
I. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Nhằm đảm bảo tăng cường quản lý thống nhất về kế toán trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả các hoạt động
kinh tế, tài chính, thông qua đó cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời và tin cậy
thì các nội dung của kế toán phải mang tính pháp lý cao. Vì lẽ đó, hệ thống pháp luật về
kế toán chính là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, làm cơ sở điều chỉnh toàn bộ hoạt động kế toán trong nền
kinh tế quốc dân.
Hệ thống pháp luật về kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có thể phân ra 3
cấp pháp lý sau: Thứ nhất là Luật Kế toán và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật;
Thứ hai là Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam; Thứ ba là Chế độ, hướng dẫn kế toán
cụ thể.
Có thể mô tả Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kế toán doanh nghiệp của
Việt Nam như sau:
Trong đó ý nghĩa pháp lý và nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật là:
1. Luật Kế toán
Luật Kế toán là văn bản pháp luật cao nhất về kế toán do Quốc hội ban hành (Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003 tại kỳ họp thứ 3 Quốc khội khoá XI). Luật Kế toán quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc và làm cơ sở, nền tảng để xây dựng Chuẩn
mực kế toán và Chế độ kế toán.
Luật Kế toán được xây dựng theo dạng Luật chi tiết, nghĩa là những quy định về
kế toán ít thay đổi có thể chi tiết được thì đưa ngay vào Luật, những quy định còn có thể
HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VĂN BẢN PHÁP LUẬT THẨM QUYỀN BAN HÀNH Ý NGHĨA PHÁP LÝ Luật Kế toán Các Nghị định hướng dẫn Quốc hội Chính phủ Bộ Tài chính Bộ Tài chính, các Bộ, ngành Những quy định kế toán được luật hoá Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Các quy định mực thước về kế toán
Các quy định cụ thể về kế toán cho các doanh
nghiệp nói chung và từng ngành, lĩnh vực Hệ thống
thay đổi chưa chi tiết ngay được hoặc còn tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ngành, của đơn vị kế toán thì sẽ được quy định ở Nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Vì thế trong
Luật Kế toán, ngoài những Quy định chung về đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh
Luật; Về nhiệm vụ, yêu cầu, nguyên tắc kế toán; Về đơn vị tính sử dụng trong kế toán,
kỳ kế toán; Về giá trị của tài liệu, số liệu kế toán, Luật Kế toán còn quy định những vấn đề cụ thể về: Nội dung công tác kế toán; Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;
Hoạt động nghề nghiệp kế toán; Quản lý Nhà nước về kế toán; Khen thưởng và xử lý vi
phạm.
Sau khi Luật Kế toán được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh". Nội dung của Nghị định chỉ tập
trung vào việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một điều của Luật Kế toán. Nghị định không hướng dẫn thi hành toàn bộ Luật Kế toán. Ngoài ra để đảm bảo sự tuân thủ
nghiêm ngặt Luật Kế toán và các văn bản pháp luật về kế toán, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
2. Chuẩn mực kế toán
Trên cơ sở những quy định ở Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán quy định và
hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản làm cơ sở cho việc ghi chép
kế toán và lập Báo cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách