III. NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP 1 Nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp
2. Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp
2.1. Tín dụng nhà cung cấp
Đây là một hình thức tài trợ quan trọng nhu cầu vốnlưu động ngắn hạn của doanh
nghiệp; nó được hình thành khi doanh nghiệp mua hàng hoá dịch vụ từ nhà cung cấp song chưa phải trả tiền ngay. Vì vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng các tài sản mua được
từ nhà cung cấp như một nguồn vốn bổ sung để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ngắn
hạn của doanh nghiệp.
* Đặc điểm của nguồn vốn tín dụng nhà cung cấp:
- Quy mô nguồn vốn tín dụng thương mại chỉ có giới hạn nhất định vì nó phụ
thuộc vào số lượng hàng hoá dịch vụ được mua chịu của nhà cung cấp.
- Doanh nghiệp phải hoàn trả sau một thời hạn nhất định và thường là rất ngắn.
- Nguồn tài trợ này không thể hiện rõ nét mức chi phí cho việc sử dụng vốn.
* Ưu điểm: Việc sử dụng tín dụng thương mại có ưu điểm là đơn giản, tiện lợi
trong kinh doanh. Tài trợ một phần nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
* Nhược điểm: Việc sử dụng tín dụng thương mại làm tăng hệ số nợ, tăng nguy cơ rủi ro về thanh toán đối với doanh nghiệp, tăng nguy cơ phá sản doanh nghiệp
* Yêu cầu trong quản lý: Thường xuyên theo dõi chi tiết các khoản nợ nhà cung cấp để chuẩn bị nguồn tiền đáp ứng nhu cầu thanh toán. Tránh để mất uy tín do không trả nợ đúng hạn.
2.2. Vay ngắn hạn ngân hàng
- Đây là nguồn tài trợ hết sức quan trọng đối với các DN hiện nay. Đặc điểm của
việc sử dụng vốn vay ngân hàng (tín dụng ngân hàng) là phải sử dụng đúng mục đích, có
hiệu quả, có vật tư bảo đảm, có thời hạn và phải trả lãi.
- Các ngân hàng thương mại cho DN vay vốn ngắn hạn dưới các hình thức chủ
yếu là:
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng
+ Cho vay theo kế hoạch
- Đặc điểm:
+ Nguồn vốn vay này có giới hạn nhất định. + Đây là nguồn vốn có thời gian đáo hạn.
+ Doanh nghiệp phải trả lãi cho việc sử dụng nguồn vốn này.
* Ưu điểm: Việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng để tài trợ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, nó có tác dụng giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn về
vốn.
* Nhược điểm: Sử dụng nguồn vốn này làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp, làm
tăng rủi ro tài chính do bắt buộc phải trả lãi và hoàn trả nợ đúng hạn.
2.3. Hối phiếu
- Khái niệm: Hối phiếu là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc
cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một
thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
- Hối phiếu gồm 2 loại:
+ Hối phiếu đòi nợ: Là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
+ Hối phiếu nhận nợ: Là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng
Hối phiếu là hình thức tài trợ rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Thể hiện khi
doanh nghiệp có nhu cầu vốn trước thời gian đáo hạn hối phiếu, thì doanh nghiệp có thể
thực hiện chuyển nhượng hoặc chiết khấu hối phiếu để nhận trước số tiền bán hàng đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời của doanh nghiệp.
2.4. Các nguồn khác
Ngoài các nguồn vốn trên, DN còn có thể sử dụng các khoản nợ khác để đáp ứng
nhu cầu tạm thời về VLĐ của DN: các khoản nợ thuế, lệ phí chưa đến hạn nộp NSNN,
các khoản nợ tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động chưa tới kỳ trả; các
khoản lợi tức cổ phần chưa phải trả cho cổ đông, khoản tiền đặt cọc của khách hàng v.v.
Đây cũng là những nguồn tài trợ ngắn hạn mà DN có thể sử dụng được .
IV. CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN VÀ HỆ THỐNG ĐÒN BẨY1. Chi phí sử dụng vốn