Công nghệ khai thác than của Công ty CP than Cao Sơn VINACOMIN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp giảm giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần than Cao Sơn – VINACOMIN.doc (Trang 43 - 45)

b. Đánh giá về công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm than lộ thiên của VINACOMIN

2.1.3.3.Công nghệ khai thác than của Công ty CP than Cao Sơn VINACOMIN

-VINACOMIN

Công suất mỏ: Theo thiết kế gốc của Liên Xô, trong giai đoạn phát triển ổn định mỏ sẽ khai thác với công suất tối đa là 2 triệu tấn/năm, trong khi đó khu Bàng Nâu là 500.000 tấn/năm, khu Cao Sơn 1,5 triệu tấn/năm (Khu Bàng Nâu đã bàn giao cho Công ty than Đông Bắc). Năm 2006, theo thiết kế mới đây nhất của Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp mỏ - VINACOMIN, nếu công ty khai thác xuống sâu -170m trữ lượng than công nghiệp cuả công ty đạt 137.000.000 tấn.

Từ năm 2001 đến nay, để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, công suất khai thác lộ thiên toàn mỏ Cao Sơn, công ty đã nâng công suất mỏ lên trên 1.000.000 tấn than một năm. Năm 2006, công ty sản xuất 2.000.000 tấn. Năm 2007 Công ty được giao nhiệm vụ khai thác 3 triệu tấn than và bốc xúc trên 23.310.000.000 m3 đất đá, hệ số bóc giảm từ 10m3/tấn (4 năm trước đó: 2003 đến 2006) xuống còn 7,77 m3/tấn, khi có yêu cầu của nền kinh tế Công ty cổ phần thanh Cao Sơn có thể khai thác 3,3 triệu tấn đến 3,5 triệu tấn than/ năm đạt gấp 2,3 lần công suất thiết kế.

Công ty cổ phần than Cao Sơn khai thác than bằng phương pháp lộ thiên, mở vỉa bằng hào bám vách, khai thác từ vách qua trụ theo sơ đồ (hình 1-2).

Phương pháp mở vỉa bằng hào bám vách mà Công ty cổ phần than Cao Sơn đang áp dụng là phương pháp tiên tiến vì nó góp phần làm giảm tỷ lệ đất đá lẫn trong than từ đó làm tăng phẩm chất than.

Công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần than Cao Sơn gồm hai dây chuyền sản xuất chính là dây chuyền bóc đất đá và dây chuyền khai thác than. Sơ đồ dây chuyền công nghệ được thể hiện qua sơ đồ (hình 1-3).

Do khối lượng bốc xúc và vận chuyển lớn nên Công ty phải sử dụng thiết bị công nghệ có công suất lớn chuyên dùng cho khai thác.

- Công nghệ khoan: Máy khoan xoay cầu có đường kính mũi khoan 250mm dùng để khoan các lỗ khoan theo hộ chiếu. Các lỗ khoan có chiều dài khác nha tùy theo chiều cao tầng:

+ Nếu tầng có chiều cao 15m thì chiều sâu lỗ khoan là 17m (sử dụng máy xúc EKG 4,6).

+ Nếu chiều cao tầng là 17m thì chiều sâu lỗ khoan là 19m (sử dụng máy xúc EKG 8u).

Khoảng cách giữa các lỗ khoan từ 6m ÷ 9m tùy theo độ kiên cố đất đá và cấu tạo địa chất của tầng ở từng khu vực.

Công nghệ sản xuất của Công ty được tổ chức theo sơ đồ (1-3).

- Nổ mìn: Thuốc nổ ANFOR thường và thuốc nô chịu nước là loại thuốc nổ được dùng chủ yếu để phá đá trong quá trình khai thác của Công ty, khai thác than không phải dùng đến thuốc nổ.

- Vận chuyển đất: Đất đá nổ mìn được các máy xúc có dung tích gầu 4,6m3 và 8m3 xúc lên các xe CAT, HD, BELAZ có tải trọng từ 30 ÷ 96 tấn chở ra các bãi thải.

- Vận chuyển than: Sau khi đã bóc lớp đất đá đi, than được các máy xúc EKG 4,6, máy xúc thủy lực gầu ngược PC, CAT xúc lên các xe BELAZ loại 30 tấn hoặc các xe trung xa có tải trọng từ 10 ÷ 15 tấn chở về các cụm sàng để sàng tuyển, chế biến và đem đi tiêu thụ. Ngoài ra một phần than nguyên khai được vận chuyển thẳng đến máng ga để giao cho Công ty tuyển than Cửa Ông.

Hình 2.3- Sơ đồ công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần than Cao Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp giảm giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần than Cao Sơn – VINACOMIN.doc (Trang 43 - 45)