KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp giảm giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần than Cao Sơn – VINACOMIN.doc (Trang 105 - 107)

- Các quỹ tập trung nộp TKV % 2.4 28 425 35 850 Các chi phí quản lýTr.đ4 4506 08027

b. Mũi khoan xoay QP

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường và những khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước những thử thách lớn trong việc tìm ra các giải pháp để duy trì và phát triển. Những khó khăn và thử thách này chỉ có thể giải quyết được khi doanh nghiệp chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và để đạt được điều này các doanh nghiệp cần phải thực hiện giảm chi phí và giá thành sản phẩm.

Thực tế cho thấy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp giảm giá thành sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp đã trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự lao động sáng tạo của cán bộ công nhân lao động trong các doanh nghiệp và luôn được phát huy rất tích cực, góp phần thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu Kinh tế - Chính trị - Xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, góp phần đem lại nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước.

Đối với các doanh nghiệp khai thác than lộ thiên thuộc tập đoàn TKV nói chung và Công ty cổ phần than Cao Sơn – Vinacomin nói riêng, cán bộ công nhân viên của công ty đã luôn chủ động, sáng tạo, tìm ra các giải pháp hợp lý, khả thi để giảm giá thành than, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện thu nhập của người lao động, tạo môi trường lao động an toàn, thân thiện. Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được đó các doanh nghiệp cũng gặp phải không ít khó khăn thách thức như: Điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu, công trường khai thác nằm xen kẽ gần khu dân cư nên khó khăn trong công tác nổ mìn, chi phí vốn cao...

Trình độ chuyên môn về khai thác mỏ còn kém so với trình độ đổi mới công nghệ trên thế giới cũng là một trở ngại cho sự phát triển sản xuất than.

Luận văn đã khái quát được cả lý luận và thực tiễn về quản lý chi phí và giảm giá thành của các Công ty khai thác than lộ thiên thuộc tập đoàn TKV nói chung và của Công ty cổ phần than Cao Sơn - TKV nói riêng. Giải pháp được đề xuất là phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty và những giải pháp đó khi được áp dụng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

2. Kiến nghị

Tập đoàn TKV cần có cơ chế trao quyền chủ động cho Công ty than Cao Sơn được quản lý chi phí làm lợi do áp dụng các biện pháp giảm giá thành ở trên.

Tập đoàn TKV có cơ chế, chính sách hỗ trợ Công ty về việc tìm nguồn vật tư trong nước có tính năng tương đương với nhập ngoại và giá rẻ hơn để hiệu quả sử

dụng vật tư đó cao hơn mua của nước ngoài do phải chịu thuế và phí các công ty trung gian.

Các đơn vị cơ khí, các đơn vị sản xuất vật liệu cần đổi mới công nghệ, thiết bị để có thể sản xuất được nhiều mặt hàng với chất lượng cao, giá cả thấp hơn những mặt hàng nhập ngoại, từ đó giảm dần lượng vật tư nhập ngoại. Các doanh nghiệp thương mại cần phát huy hơn nữa khả năng cung ứng những mặt hàng đặc chủng của mình nhằm đảm bảo nhu cầu cho các doanh nghiệp trong ngành.

Do những hạn chế nhất định về trình độ chuyên môn, điều kiện, thông tin cũng như thời gian của tác giả nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và bạn bè quan tâm đến lĩnh vực này để tiếp tục hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp giảm giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần than Cao Sơn – VINACOMIN.doc (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w