Giá thành sản xuất than

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp giảm giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần than Cao Sơn – VINACOMIN.doc (Trang 75 - 83)

- Các quỹ tập trung nộp TKV % 2.4 28 425 35 850 Các chi phí quản lýTr.đ4 4506 08027

a) Giá thành sản xuất than

Kết quả thực hiện giá thành sản xuất than theo yếu tố thể hiện trên bảng sau: Bảng 2.8. Giá thành sản xuất than Công ty than Cao Sơn 2006 – 2010

(Tỷ đ.)

TT T

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chi phí (tr.đ) % Chi phí (tr.đ) % Chi phí (tr đ) % Chi phí (tr.đ) % Chi phí (tr.đ) % Sản lượng (1000 T) 2.556 2.839 2.757 3.115 3.761 Giá thành (đ/t) 406.751 385702 583.028 554.690 563.896 1 Nguyên vật liệu 58.843 14,5 64.073 16,7 109.188 18,7 117.097 21,1 109.485 19,4 2 Nhiên liệu 63.547 15,6 72.103 18,7 132.125 22,8 112.403 20,3 108.969 19,3 3 Động lực 10.163 2,5 9.365 2,4 9.029 1,5 8.951 1,6 7.816 1,4 4 Chi phí nhân công 61.088 15 61.829 16 80.633 13,8 78.231 14,1 80.381 14,3

Tiền lương 52.685 13 53.904 14 70.044 12 67.937 12,2 69.776 12,4 BHXH-Y tế, KPCĐ 4.137 1 4.150 1 5.409 0,9 5.870 1 6.074 1 Ăn ca 4.265 1 3.776 1 5.180 0,9 4.424 0,9 4.531 0,9 5 Khấu hao 36.392 9 39.882 10,3 52.964 9 54.458 9,8 50.005 8,9 6 Dịch vụ mua ngoài 165.740 40,7 128992 33,5 182.065 31,3 148.221 26,7 153.325 27,2 7 CP khác bằng tiền 10.977 2,7 9.528 2,4 17.024 2,9 35.328 6,4 53.915 9,5

Với tỷ trọng dịch vụ mua ngoài chiếm khá lớn trong giá thành sản phẩm, giá thành sản xuất than biến động phụ thuộc rất nhiều vào giá cả thị trường bên ngoài, từ 2006 – 2010 với những thay đổi về chính sách kinh tế và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu các yếu tố đầu vào như nguyên, nhiên, vật liệu đầu,… Năm 2008 đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với việc đầu tư máy móc, chi phí dịch vụ mua ngoài và khấu hao tăng lên đáng kể gây ra sự tăng đột biến về giá thành, 583.028 đồng, sang năm 2009 – 2010 khi giá cả thị trường đã ổn định hơn, giá thành sản xuất tăng lên theo độ trượt giá của kinh tế.

0%10% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

CP khác bằng tiền Dịch vụ mua ngoài Khấu hao

Chi phí nhân công Động lực Nhiên liệu Nguyên vật liệu

Hình 2.12. Biểu đồ tỷ trọng các yếu tố chi phí trong Z than tiêu thụ của Công ty than Cao Sơn từ 2006 - 2010

Để đánh giá được mức độ tăng giảm giá thành và các nguyên nhân tác động đến sự tăng giảm đó ta sẽ đi phân tích mức độ đóng góp của từng yếu tố chi phí:

Phân tích yếu tố nguyên vật liệu.

Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu giúp cho công ty thấy rõ ưu và nhược điểm của Công ty trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu là nội dung cơ bản của hạch toán kinh tế, là biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm. Phân tích chi phí vật liệu được tiến hành theo trình tự sau:

Đánh giá chung về chi phí vật liệu. Phân tích mức nhân tố tiêu hao vật tư. Phân tích đơn giá nguyên vật liệu.

Phân tích đánh giá chi phí vật liệu dựa trên phương pháp so sánh để xác định các nhân tố ảnh hưởng như : Giá cả vật tư đưa vào sản xuất và tình hình thực hiện định mức tiêu hao vật tư .

Số liệu tập hợp về tình hình sử dụng vật liệu từ năm 2006-2010 của Công ty than Cao Sơn thể hiện trên bảng phụ lục 2.

Căn cứ vào số liệu trên bảng phụ lục 2, áp dụng các công thức tính hệ số trượt giá HSGia(n+1)/n

HSGia(n+1)/n = ΣQ(n+1) x P(n+1)

ΣQ(n+1) x Pn

(2.20)

Trong đó :

Q(n+1)là số lượng vật tư của kỳ so sánh ( áp dụng hình thức chọn giỏ hàng những vật tư tiêu biểu có giá tương đối lớn )

P(n+1), Pn: Giá vật tư cùng loại ở kỳ gốc và kỳ so sánh Xác định hệ số sử dụng định mức vật tư theo công thức:

HSMức(n+1)/n = ΣSL(n+1) x ĐM(n+1) x P(n+1)

ΣSL(n+1) x ĐM(n) x P(n+1)

(2.21)

Ta có số liệu phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu của Công ty từ năm 2006 đến năm 2010 như sau :

Bảng 2.9. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Trung bình 1 Tổng số nguyên vật liệu (đ/tấn) 132.553 145.541 250.342 238.451 226.270 Chỉ số liên hoàn 1 1,1 1,7 0,95 0,95 1,14 Chỉ số cố định 1 1,1 1,9 1,8 1,7 1,5 2 Nguyên liệu (đ/tấn) 58.843 64.073 109.188 117.097 109.485 Chỉ số liên hoàn 1 1,1 1,7 1,07 0,93 1,16 Chỉ số cố định 1 1,1 1,9 2 1,86 1,57

Qua bảng 2.9 ta thấy : Chi phí nguyên vật liệu tổng số trong giá thành sản xuất than của Công ty giai đoạn 2006-2010 tăng dần qua các năm với chỉ số biến đổi bình quân là 1,14.

Giá thành nguyên vật liệu / tấn than sản xuất tăng với chỉ số biến đổi bình quân là 1,16 và chỉ số biến đổi cố định năm 2006 - 2010 là 1,57, trong đó:

+ Giá cả vật tư luôn có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước làm tăng giá yếu tố nguyên vật liệu. đặc biệt từ 2008 giá cả đã tăng gần 100% so với 2006, trong khi sản lượng tăng mới khoảng 50% từ 2006 – 2010. Một trong các nguyên nhân chính có thể do Công ty chưa làm tốt việc giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu của các thiết bị, hầu hết các thiết bị tiêu hao vật tư SCTX, lốp xe vận chuyển đều có xu hướng tăng dần nên việc giảm định mức tiêu hao vật tư thiết bị chỉ làm giảm giá yếu tố nguyên vật liệu được O.9%. Nguyên nhân chính làm cho chi phí sử dụng vật tư của Công ty tăng lên là do khai thác xuống sâu, ảnh hưởng môi trường axit làm thiết bị mau hỏng, đồng thời do Công ty đầu tư các thiết bị hiện đại nhập ngoại nên vật tư có giá rất cao do độc quyền phân phối.

Các chỉ tiêu công nghệ đặc biệt là việc giảm hệ số bóc đất, giảm khối lượng xúc vận chuyển đất đá để sản xuất than làm giảm đảng kể yếu tố nguyên vật liệu trong giá thành sản xuất than.

Đồ thi biểu diễn sự biến đổi của yếu tố chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản xuất than của Công ty than Cao Sơn giai đoạn 2006-2010 như sau :

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 2006 2007 2008 2009 2010 Chỉ số cố định Chỉ số liên hoàn

Hình 2.13. Đồ thị biểu diễn chỉ số biến đổi liên hoàn và cố định của chi phí nguyên vật liệu/tấn than SX 2006 - 2010

Phân tích yếu tố nhiên liệu, đồng lực

Đối với mỏ khai thác than lộ thiên hiện nay, việc bốc xúc, vận chuyển than, đất chủ yếu sử dụng nhiên liệu do đó tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm trong giá thành rất lớn. Theo số liệu trên bảng (2.14) tỷ trọng yếu tố nhiên liệu trong giá thành của Công ty giai đoạn 2006 -2010 có xu hướng tăng dần.

Căn cứ vào kết quản thực hiện giá thành ta có kết quả phân tích tình hình sử dựng nhiên liệu, điện năng trong sản xuất than của Công ty giai đoạn 2006-2010 như sau:

Bảng 2.10. Bảng phân tích kết quả sử dụng nhiên liệu, động lực Công ty Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình 1 Chi phí Nhiên liệu 63.547 72.103 132.125 112.403 108.969

Chỉ số liên hoàn 1 1,13 1,83 0,85 0,97 1,16

Chỉ số cố định 1 1,13 2,1 1,8 1,7 1,55

3 Động lực 10.163 9.365 9.029 8.951 7.816

Chỉ số liên hoàn 1 0,92 0,96 0,99 0,87 0,95

Chỉ số cố định 1 0,92 0,89 0,88 0,77 0,89

(Nguồn số liệu: Phòng KTTC- CT than Cao Sơn)

Chi phí nhiên liệu trong giá thành sản xuất tăng là do

+ Giá nhiên liệu luôn biến đổi theo xu hướng tăng và đỉnh điểm vào năm 2008: tăng 108% so với năm 2006 , mức tăng bình quân 5 năm là 16%

+ Do sản lượng các thiết bị sử dụng nhiên liệu các công đoạn : bốc xúc, vận chuyển đều tăng dần do Công ty đầu tư các thiết bị hiện đại là : máy xúc thuỷ lực, ôtô vận tải để tăng sản lượng tự làm.

+ Mức tiêu hao nhiên liệu có xu hướng giảm dần, mức giảm bình quân là 2%, đây là sự cố gắng rất lớn của Công ty trong việc quản lý nhiên liệu vì khi khai thác xuống sâu, điều kiện làm việc khó khăn, cung độ dài, độ dốc lớn thường làm tăng định mức tiêu hao nhiên liệu. Đặc biệt mức tiêu hao động lực giảm đáng kể do công ty đã áp dụng nhiều sáng kiến tiết kiệm điện triệt để, tỷ trọng chi phí động lực có xu hướng giảm từ 2,5% năm 2006 còn 1,6% năm 2010 dù sản lượng sản xuất vẫn tăng trưởng đều.

Sơ đồ biểu diễn sự biến đổi giá thành nhiên liêu l tấn than của Công ty than Cao Sơn từ năm 2006 đến năm 2010 như sau :

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Chỉ số cố định - Chi phí nhiên liệu Chỉ số cố định - Chi phí động lực 0 0.5 1 1.5 2 2.5

Chỉ số cố định - Chi phí nhiên liệu Chỉ số cố định - Chi phí động lực

Hình 2.14. Đồ thị biểu diễn chỉ số biến đổi cố định của chi phí nhiên liệu và động lực/tấn than sạch 2006 2010

Theo đồ thi biểu diễn sự biến đổi chi phí nhiên liệu và động lực tổng giá thành sản xuất than: chi phí nhiên liệu l tấn than các năm tăng giảm không đều: tăng cao nhất vào năm 2008 và năm 2010 lại giảm mạnh chỉ bằng 82% năm 2008, do đó đường biểu diễn chỉ số cố định từ 2008- 2009 có chiều đi xuống

Chi phí động lực tiêu thụ : Chi phí động lực trong giá thành sản xuất than của Công ty có xu hướng giảm.

Bên cạnh việc Công ty không đầu tư thêm máy xúc, máy khoan sử dụng điện nên tỷ trọng sản lượng thiết bị sử dụng điện giảm xuống, mức tiêu hao điện năng còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết: nếu trời mưa nhiều thì phải tiến hành bơm thoát nước móng nhiều. Công ty không thể tác động để tiết kiệm tiêu hao điện năng cho khâu này mà chỉ có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng giờ bơm hợp lý nhằm giảm giá điện do sử dụng ở giờ thấp điểm.

Phân tích yếu tố chi phí tiền lương

Tiền lương công nhân sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng trong giá thành sản phẩm. Nó là bộ phận chủ yếu phản ánh hao phí lao động sống trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Đối với Công ty than Cao Sơn trả lương cho công nhân theo hình thức giao khoán quỹ lương, đơn giá tiền lương chi tiết theo từng công việc cụ thể. Các khoản trích nộp BHXH, BHYTẾ, KPCĐ theo quy định của bộ tài chính.

Để có cơ sở đánh giá về tình hình sử dụng quỹ tiền lương, ta có số liệu thực hiện về tiền lương của Công ty giai đoạn 2006-2010 theo bảng 2.19.

Đánh giá chung : Qua số liệu trên cho thấy chi phí yếu tố tiền lương trong giá thành sản xuất than tương đối ổn định như vậy tiền lương tăng tỷ lệ với tốc độ tăng sản lượng mặc dù tỷ lệ khối lượng tự làm của Công ty tăng.

Để có thể đánh giá chính xác mức tăng giảm tiền lương ta phân tích số liệu thực hiện tổng quỹ tiền lương sản xuất than: Tốc độ tăng quỹ tiền lương sản xuất than thấp hơn tốc độ tăng sản lượng than tiêu thụ và doanh thu : chỉ số phát triển quỹ lương bình quân là 1,42 còn chỉ số tăng trưởng sản lượng than tiêu thụ là 1,18 và doanh thu là 1,20.

Do tiết kiệm lao động và năng suất lao động tăng ( tốc độ tăng lao động thấp hơn tốc độ tăng sản lượng ) nên Công ty tăng được thu nhập cho người lao động và hạ chi phí tiền lương trong giá thành than sản xuất.

Bảng 2.11. tình hình sử dụng tiền lương của Công ty từ 2006-2010 T T Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình 1 Yếu tố tiền lương

sản xuất than đ/tấn 61.088 61.829 80.633 78.231 80.381 Chỉ số liên hoàn 1 1,01 1,3 0,97 1,03 1,06 Chỉ số cố định 1 1,01 1,32 1,28 1.32 1,19 Phân tích tổng quỹ lương 1 Than tiêu thụ tổng số 1000T 2.563 2.848 2.739 3.143 3.721 Tỷ lệ tăng sản lượng 1 1,1 0,96 1,15 1,18 1,08 2 Doanh thu Tỷ.đ 1.186 1.342 1.916 2.035 2.490 3 Quỹ lương Tr.đ 171.933 200.407 268.755 256.661 332.012 Chỉ số cố định 1 1,17 1,56 1,5 1,87 1,42 4 Chi phí tiền lương/than tiêu thụ đ/tấn 67.083 70.367 98.121 81.661 89.226 Chỉ số cố định 1 1,05 1,39 0,83 1,09 1,07

(Nguồn Số liệu: Phòng KTTC- CT than Cao Sơn)

So sánh giữa yếu tố tiền lương trong giá thành sản xuất than và tiền lương cho một tấn than tiêu thụ ta thấy : tỷ lệ tiền lương cho công nhân lao động trực tiếp tăng dần, năm 2010 tăng 33% so với 2006. Điều đó chứng tỏ,

mặc dù tăng sản lượng nhưng Công ty không tăng bộ phận quản lý, phục vụ tương ứng.

Kết luận: Qua phân tích tình hình sử dụng chi phí tiền lương ta thấy Công ty làm tốt công tác quản lý lao động, chi phí tiền lương bình quân trên 1 tấn than tiêu thụ không tăng nhưng thu nhập bình quân của người lao động tăng tương ứng với tỷ lệ tăng sản lượng và doanh thu.

Phân tích yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ

Là một đơn vị khai thác lộ thiên do đó khối lượng công việc chủ yếu là do máy móc thiết bị thực hiện do đó khấu hao là một yếu tố rất quan trọng cấu thành lên giá thành sản phẩm, nó phản ánh hiệu quả đầu tư, sử dụng thiết bị của doanh ngiệp. Chi phi khấu hao trong giá thành sản phẩm chịu ảnh hưởng của tỷ lệ khấu hao và giá trị ban đầu của máy móc thiết bị.

Tỷ lệ khấu hao: Công ty tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng, căn cứ vào quy định của Nhà nước, chất lượng của thiết bị và công trình Công ty chọn số năm sử dụng cho phù hợp. Thông thường, đối với xe Ô tô, máy xúc mới đầu tư hiện nay là loại tương đối hiện đại Công ty trích ở mức 8 năm.

Giá trị ban đầu của máy móc thiết bị thường thay đổi do sự biến động giá thiết bị đầu vào .

Theo số liệu trên bảng 2.7, yếu tố khấu hao trong chi phí sản xuất, tiêu thụ than của Công ty tăng : Năm 2010 là 205 tỷ đồng bằng 109% so với thực hiện năm 2006 (98 tỷ đồng), tốc độ tăng bình quân từ 2006 - 2009 là l,12; xấp xỉ bằng tốc độ tăng trưởng sản lượng, đo đó tỷ trọng yếu tố khấu hao trong giá thành sản xuất than có xu hướng ổn định trong giai đoạn từ 2006 - 2010

Việc phân tích chi phí khấu hao TSCĐ phải gắn liền với tình hình sử dụng các loại tài sản đưa vào quá trình sản xuất . Theo số liệu trên bảng dưới khấu hao tài sản cố định tăng đột biến vào 2008 và ổn định theo hướng tăng nhẹ 2 năm kế tiếp, một trong những lý do trong các năm Công ty than Cao Sơn liên tục đầu tư thêm máy móc, thiết bị để thực hiện nhiệm vụ tăng sản lượng mà Tập đoàn VINACOMIN yêu cầu.

Như vậy, Công ty than Cao Sơn đầu tư thiết bị làm tăng sản lượng tự làm, chủ động hơn trong việc điều hành sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư thiết bị của Công ty hiệu quả, giúp làm giảm giá thành sản xuất than nguyên khai, vận chuyển than ... hạn chế và tiến tới chỉ cho các thiết bị của Công ty thực hiện.

Bảng 2.12. Phân tích chi phí khấu hao 2006 - 2010

TT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp giảm giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần than Cao Sơn – VINACOMIN.doc (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w