- Các quỹ tập trung nộp TKV % 2.4 28 425 35 850 Các chi phí quản lýTr.đ4 4506 08027
b) Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thàn hở Công ty than Cao Sơn
2.3.2. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Ờ Công ty cổ phần than Cao Sơn-Vinacomingiai đoạn 2006-2010 [2; 7]
phần than Cao Sơn-Vinacomingiai đoạn 2006-2010 [2; 7]
2.3.2.1. Tích hình thực hiện giá thành than tiêu thụ của Công ty than Cao Sơn giai đoạn 2006-2010
Trong các năm qua, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ than, Công ty than Cao Sơn đã đầu tư nhiều thiết bị hiện đại, tính cơ động cao, có thể làm việc trong các điều kiện khó khăn khi khai thác than xuống sâu để nâng cao năng lực sản xuất và giữ ổn định giá thành sản phẩm. Mặc dù sản lượng tăng trưởng với tốc độ cao, điều kiện khai thác gặp nhiều khó khăn : cung độ tăng do khai thác xuống sâu, diện đổ thải khan hiếm, chi phí đền bù mở rộng sản xuất tăng, sức ép bảo vệ môi trường,... gây ảnh hưởng không tốt đến giá thành sản xuất của Công ty.
Tình hình thực hiện giá bán, giá thành than sản xuất và tiêu thụ của Công ty giai đoạn 2006-2009 như sau:
Bảng 2.7. Kết quả thực hiện giá thành sản xuất, tiêu thụ than Công ty than Cao Sơn 2006 - 2010
Số TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình Sản lượng sản xuất 1000T 2.556 2.839 2.757 3.115 3.761 3.005 Chỉ số liên hoàn 1 1,11 0,97 1,13 1,21 1,08 Chỉ số cố định 1 1,11 1,08 1,22 1,47 Sản lượng tiêu thụ 1000T 2.563 2.848 2.739 3.143 3.722 3003 Chỉ số liên hoàn 1 1,11 0,96 1,15 1,18 1,08 Chỉ số cố định 1 1,11 1,07 1,23 1,45 Giá bán than BQ đ/tấn 462.830 471.207 699.408 647.394 669.184 590.005 Chỉ số liên hoàn 1 1,02 1,48 0,93 1,08 1,1 Chỉ số cố định 1 1,02 1,51 1,4 1,45 Giá thành than SX đ/tấn 406.751 385.702 583.028 544.690 563.896 496.813 Chỉ số liên hoàn 1 0,95 1,51 0,93 1,04 0,89 Chỉ số cố định 1 0,95 1,43 1,34 1,39
Qua bảng số liệu thực hiện và kết quả so sánh với số kế hoạch ta thấy: - Giá bán than bình quân tăng bứt phá trong năm 2008 và duy trì mức tăng đều trong 2 năm tiếp theo.
- Do nhiều yếu tố chi phí đầu vào tăng nhanh những năm gần đây làm giá thành than sản xuất tăng, tuy nhiên do mức tăng giá bán than nhanh nên công ty vẫn duy trì và đảm bảo hoạt động sản xuất có hiệu quả.
Sự biến động giá bán, giá thành than từ năm 2006 đến 2010 được minh hoạ bằng biểu đồ trên hình (2.9).
0 100 200 300 400 500 600 700 800 2006 2007 2008 2009 2010 Giá bán than BQ đ/tấn Giá thành than SX đ/tấn
Hình 2.10. Biểu đồ giá bán trung bình và giá thành sản xuất than công ty than Cao Sơn giai đoạn 2006 - 2010
Để đánh giá hiệu quả quản lý của Công ty trong việc giảm giá thành sản phẩm ta phải phân tích mức độ ảnh hưởng đến giá thành của các nhân tố tác động và yếu tố chi phí sản xuất.
2.3.2.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến kết quả thực hiện giá thành sản phẩm của Công ty than Cao Sơn
Nguyên nhân làm cho giá thành than tiêu thụ biến động và tăng so với kế hoạch chủ yếu là do các nhân tố sau:
Giá các yếu tố đầu vào : vật tư, nhiên liệu, nhân công, dịch vụ... tăng so với giá dùng để xây dựng giá thành kế hoạch và tăng dần qua các năm.
Các chỉ tiêu công nghệ như : hệ số bóc, cung độ vận chuyển, tỷ lệ nổ mìn . . . thực hiện cũng chênh lệch so với kế hoạch giao khoán làm tăng hoặc giảm giá thành sản xuất.
Thị trường tiêu thụ than có nhiều biến động về khối lượng và cơ cấu than tiêu thụ làm ảnh hưởng đến giá bán, chi phí tồn kho, khấu hao . . .
Công tác quản trị chi phí và các biện pháp hạ giá thành của Công ty. Theo quy chế của Tập đoàn VINACOMIN, việc tăng giảm chi phí (giá thành than tiêu thụ) do giảm hoặc tăng các chỉ tiêu công nghệ, giá cả các yếu tố đầu vào đều được tính tăng giảm doanh thu (giá bán than tiêu thụ) theo công thức (2.5).
Do đó, đối với Công ty việc tăng giảm chi phí do các nhân tố công nghệ, nhân tố giá cả không tác động đến tăng giảm lợi nhuận của Công ty nhưng lại góp phần làm tăng hoặc giảm lợi nhuận chung của toàn Tập đoàn VINACOMIN. Để phân tích tác động của giá cả đầu vào, chỉ tiêu công nghệ đến sự tăng giảm giá thành ta tính toán tỷ trọng, giá trị tác động của từng nhân tố.