Các giải pháp giảm giá thành áp dụng cho sản xuất, tiêu thụ than tại Công ty cổ phần than Cao Sơn VINACOMIN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp giảm giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần than Cao Sơn – VINACOMIN.doc (Trang 93 - 96)

- Các quỹ tập trung nộp TKV % 2.4 28 425 35 850 Các chi phí quản lýTr.đ4 4506 08027

3.2.2.Các giải pháp giảm giá thành áp dụng cho sản xuất, tiêu thụ than tại Công ty cổ phần than Cao Sơn VINACOMIN

b) Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

3.2.2.Các giải pháp giảm giá thành áp dụng cho sản xuất, tiêu thụ than tại Công ty cổ phần than Cao Sơn VINACOMIN

Công ty cổ phần than Cao Sơn là đơn vị có truyền thống làm tốt công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trong thời gian tới, để đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, Công ty cần tiếp tục thực hiện đồng bộ nhóm các giải pháp hạ giá thành nêu trên.

Sau khi phân tích, đánh giá tác động của các nhân tố, yếu tố đến giá thành sản xuất than và tìm hiểu điều kiện thực tế của Công ty, tôi mạnh dạn đề suất một số giải pháp cụ thể để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành than sản xuất lộ thiên cho Công ty cổ phần than Cao Sơn các năm tiếp theo như sau :

3.2.2.1. Nội địa hoá vật tư, phụ tùng sửa chữa và thay thế cho thiết bị

Khi phân tích tác động của nhân tố giá cả đến giá thành sản xuất than, ta thấy: giá cả các yếu tố đầu vào đều có xu hướng tăng làm tăng giá thành sản xuất, đồng thời do điều kiện sản xuất ngày càng xuống sâu, thiết bị già cỗi nên việc tiết giảm mức tiêu hao vật tư là một việc rất khó đối với Công ty.

Nguyên nhân chính làm giá vật tư cao vì Công ty đầu tư xe Ô tô, máy xúc tương đối hiện đại của các nước tư bản, nên hiện nay phải chịu sức ép về giá vật tư thay thế, sửa chữa cao do phải nhập ngoại và số lượng thiết bị cùng loại trong nước ít nên chi phí dịch vụ bán hàng tăng.

Tập đoàn chỉ bổ sung chênh lệch giá đầu vào cho các vật tư mà Công ty có khả năng chứng minh rõ ràng mức độ chênh lệch giá là: nhiên liệu, lốp Ô tô - máy xúc, răng gầu, xích máy xúc - máy gạt, dầu nhờn, mỡ máy; Vật tư sửa chữa thường xuyên do không thể kể chi tiết và thay thế không có chu kỳ cố định nên Tập đoàn không xác định được mức độ trượt giá để bổ sung.

Theo bảng phụ lục 2 ta thấy, mức tiêu hao vật tư sửa chữa của Công ty có xu hướng tăng: năm 2010 chi phí vật tư cho máy khoan, máy xúc, Ô tô bằng từ 195% so với thực hiện năm 2006.

Để có thể tiết kiệm vật tư, ngoài việc tiếp tục quản lý chặt chẽ quá trình cấp phát, sử dụng vật tư Công ty cần tìm hiểu, thăm dò thị trường để thay thế vật tư nhập ngoại bằng vật tư sản xuất trong nước với chi phí sử dụng thấp hơn như :

Lốp xe Ô tô, máy gạt-xúc : Công ty đã thử nghiệm mua lốp xe trung xa của Đà Nẵng và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, do điều kiện kỹ thuật trong nước chưa sản xuất lốp xe đại xa, máy gạt, máy xúc nên vẫn phải nhập ngoại. Răng gầu máy xúc, lưỡi lam, góc gạt, mũi khoan : Công ty đã triển khai hợp tác nghiên cứu cùng một số cơ sở đúc thử răng gầu, lưỡi lam, góc gạt, mũi khoan để dùng thay của nước ngoài. Đối với răng gầu, lưỡi lam, góc gạt có cơ sở để tiếp tục nội địa hoá còn mũi khoan hiện mới chỉ thử nghiệm cho máy khoan thuỷ lực.

Các vật tư thay thế, sửa chữa tường xuyên khác chủ yếu vẫn nhập ngoại. Ta có số liệu phân tích về hiệu quả kinh tế khi sử dụng các vật tư trong nước thay cho vật tư nhập ngoại đối với các thiết bị mới đầu tư năm cuối năm 2010 đang được nghiên cứu thử nghiệm tại Công ty như sau:

Bảng 3.1. Kết quả thử nghiệm sử dụng vật tư SX tại Việt Nam thay nhập ngoại TT Tên vật tư ĐVT Định mức Giá vật tư (103đ) Chi phí đơn vị (d/SP) Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Trong nước So sánh 1 Lốp xe Scania Quả/103Tkm 0,02 0,03 15.905 6.815 318 204 64,3% 2 Mũi khoan DM Mk/mũi 3.250 21 63.300 12.900 19.477 15.713 80,7% 3 Răng gầu xúc PC1250 bộ/1000M3 200 75 61.440 10.500 307 140 45,6% 4 Răng gầu Ec700 bộ/1000M3 120 65 31.670 9.000 264 138 525%

Ứng với sản lượng thực hiện theo kế hoạch năm 2010 của các thiết bị nêu trên giá trị làm lợi của 4 loại thiết bị này là 2,2 tỷ đông. Tuy nhiên, việc tính toán có áp dụng phương án này hay không cần theo dõi thêm mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng các loại vật tư thay thế này đối với chi phí chung của toàn thiết bị vì có thể : tăng công thay thế, làm hỏng các bộ phận liên quan và tăng mức tiêu hao nhiên liệu.

3.2.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, tổ chức lao động khoa học

Nhân tố con người luôn đóng vai trò quyết định trong sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt trong những doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất than với đặc thù là hoạt động trên khai trường rộng, số lượng lao động trực tiếp sản xuất nhiều thì việc xây dựng được một đội ngũ quản lý và lao động có trình độ cao, kỷ luật lao động tốt là một yếu tố tiên quyết để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, có tác động trực tiếp đến việc giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Vì vậy trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường ngày này, để có thể nâng cao hiệu suất lao động, giảm chi phí lao động để giảm giá

thành sản xuất, việc nâng cao trình độ trình độ cán bộ công nhân viên, xây dựng các chính sách khuyến khích người lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác giảm giá thành sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp giảm giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần than Cao Sơn – VINACOMIN.doc (Trang 93 - 96)