dụng kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam.
Về thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông thì trong Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Công ty của Pháp là cơ bản giống nhau. Tuy nhiên quyền quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty thì trong luật Công ty có nêu rõ là chỉ được thực hiện trong cuộc họp Đại hội đồng bất thường, còn Luật Doanh nghiệp thì quy định có thể sửa đổi Điều lệ công ty tại cả Đại hội đồng cổ đông thường niên. Về vấn đề này, có thể thấy quy định của Việt Nam là hợp lý hơn.
http://svnckh.com.vn 36
Đại hội đồng cổ đông thường niên mỗi năm họp một lần và khi thấy cần thiết có thể tổ chức những cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường ngoài các Đại hội đồng cổ đông thường kỳ mỗi năm theo yêu cầu và trong các trường hợp nói trên. Đồng thời, Luật doanh nghiệp 2005 không hạn chế số lần họp Đại hội đồng cổ đông bất thường là bao nhiêu trong một năm. Quy định này mang tính mềm dẻo, thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả, bởi lẽ trong quá trình kinh doanh, có những vấn đề phát sinh đột xuất đòi hỏi cần được giải quyết kịp thời, mà vấn đề đó lại thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông nên nếu không quy định cuộc họp bất thường thì không thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của công ty vì không thể cứ phải chờ đến cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông vốn mỗi năm chỉ họp một kỳ. Trên thực tế, để giải quyết vấn đề này và cũng để không phải tiến hành Đại hội đồng cổ đông bất thường, các công ty cổ phần thường quy định việc Đại hội đồng cổ đông uỷ quyền một số vấn đề cho Hội đồng quản trị, theo đó trong thời gian giữa các kỳ Đại hội đồng cổ đông thường niên, thì các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông sẽ do Hội đồng quản trị quyết định trên cơ sở sự uỷ quyền này. Đây là một cách “lách luật” thường thấy trên thực tế, nhưng có lẽ đây là cách “lách luật không khôn ngoan” và cũng khó có thể đảm bảo được quyền lợi của cổ đông. Chúng ta biết rằng việc thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông là theo nguyên tắc “đa số phiếu” (có ấn định tỷ lệ cụ thể ví dụ 75%, 65%…), nghĩa là việc biểu quyết là dựa vào số phiếu được tính trên cơ sở số cổ phần mà cổ đông sở hữu tương ứng, còn việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị là dựa trên nguyên tắc “đầu người”. Như vậy, bản chất của việc thông qua quyết định dựa trên số phiếu của cổ đông có quyền biểu quyết và việc thông qua quyết định dựa trên đầu người là hoàn toàn khác nhau. Mặt khác, việc thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông là do chính cổ đông thể hiện ý chí của mình, còn việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị là nơi thể hiện ý chí của các thành viên Hội đồng quản trị, và nhiều khi hai luồng ý chí này là không phù hợp nhau. Do đó, việc uỷ quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông cho Hội đồng quản trị là một cách làm đem lại sự “tiện lợi” (về mặt hình thức) cho các công ty cổ phần nhằm tránh việc phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường vốn rất phức tạp và tốn kiếm, nhưng rõ ràng việc uỷ quyền này là sai về mặt nguyên lý và bản chất hoạt động của hai loại cơ quan này với hai cách thức ra quyết định hoàn toàn khác nhau.
Về thẩm quyền triệu tập họp, theo luật Công ty của Pháp thì do Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát, tuy nhiên trong một số trường hợp thì có thể là kiểm toán viên, một
http://svnckh.com.vn 37
người ủy quyền được chỉ định bởi thẩm phán theo yêu cầu của bất cứ bên liên quan nào trong trường hợp khẩn cấp hoặc của cổ đông hay nhóm cổ đông nắm giữ 10% vốn góp hay người phụ trách việc giải thể hay phá sản công ty. Việc cho phép cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên có quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong một số trường hợp là nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số trong công ty, nhằm hạn chế sự lạm dụng quyền lực kiểm soát công ty của các cổ đông lớn và những chủ thể quản lý công ty (Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát). Tuy nhiên, Điều 108.2.l Luật Doanh nghiệp lại cho phép Hội đồng Quản trị có quyền duyệt chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông. Như vậy, nếu cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông mà Hội đồng Quản trị không thông qua chương trình, nội dung, tài liệu cuộc họp thì Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp này có thể không tiến hành họp được. Điều này rất dễ xảy ra trong trường hợp Hội đồng Quản trị lạm dụng quyền lực để tư lợi và không thông qua chương trình, nội dung cuộc họp.
Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông có thể được triệu tập đến lần thứ 3 (và chỉ có 3 lần) nhằm đảm bảo cho cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông có thể tiến hành được trong mọi trường hợp, kể cả khi các cổ đông lớn trì hoàn không tham dự cuộc họp vì nhiều lý do khác nhau. Cuộc họp lần thứ 3 của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp. Vậy nếu chỉ có 1 cổ đông thì cuộc họp có được tiến hành không? Câu trả lời là không, một mặt đã là cuộc họp thì tối thiểu phải có 2 chủ thể trở lên, mặt khác từ “các cổ đông” nêu trên đã chứng tỏ phải có tối thiểu 2 cổ đông trở lên thì mới có thể tiến hành cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông mà không kể số cổ phần có quyền biểu quyết do họ nắm giữ là bao nhiêu.
Quyết định của Đại hội được thông qua dựa vào đa số phiếu bầu đối với Đại hội đồng thường niên và 2/3 số phiếu bầu với Đại hội đồng bất thường, theo Luật Công ty của Pháp. Còn Luật Doanh nghiệp quy định là quyết định được thông qua nếu được ít nhất 51% hoặc 65% tùy từng vấn đề. Rõ ràng, với tỷ lệ này có thể cho là thấp, khó có thể đảm bảo quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Vì nếu trường hợp điều lệ không có quy định khác và cuộc họp có số cổ đông đại diện vừa đủ 51% tổng số cổ phần phổ thông thì chỉ cần một cổ đông sở hữu 26,05% (51% x 51%) tổng số cổ phiếu phổ thông là có thể kiểm soát được việc thông qua các quyết định thông thường, đối với các quyết định đặc biệt quan trọng (Điều 77.2.b Luật Doanh nghiệp 1999) thì cổ đông chỉ cần sở hữu 33,15% (65% x 51%)
http://svnckh.com.vn 38
tổng số cổ phiếu phổ thông là có thể kiểm soát được việc thông qua các quyết định đó. Tỷ lệ này sẽ thấp hơn nhiều nếu đó là cuộc họp được triệu tập lần thứ hai, và càng thấp hơn nếu các cổ đông đó là cổ đông ưu đãi biểu quyết. Luật Doanh nghiệp 2005 đã nâng tỷ lệ này lên lần lượt là 65% hoặc 75%.
Đối với việc lấy ý kiến bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp không tiến hành cuộc họp thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi có số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết, tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định.
Quy định này có thể dẫn đến cách hiểu là trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định về các trường hợp bắt buộc Đại hội đồng cổ đông phải thông qua bằng hình thức biểu quyết thì các trường hợp nêu tại điểm a, b, c, d, đ, e, và g khoản 2 – Điều 104 phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua bằng hình thức biểu quyết. Còn nếu Điều lệ công ty có quy định các trường hợp Đại hội đồng cổ đông phải thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyết (có thể giống hoặc khác với Điều 104.2) thì khi đó áp dụng theo Điều lệ công ty. Cách quy định này là điểm mở của luật doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính tự chủ, linh hoạt cho các công ty cổ phần. Bởi lẽ điều lệ công ty có thể quy định một số vấn đề quan trọng phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản nhằm giúp công ty tiết kiệm chi phí và giảm bớt khó khăn đối với các công ty có số lượng cổ đông lớn khi phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyết. Tuy nhiên, trên thực tế quy định này có thể bị lạm dụng, theo đó điều lệ công ty thường quy định quá nhiều trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản nhằm tránh phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Bởi tỷ lệ thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản trong mọi trường hợp không được thấp hơn 75% tổng số phiếu biểu quyết, vì vậy các cổ đông nhỏ rất ít khả năng chi phối (dù có liên kết), thêm nữa việc thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản sẽ gây nhiều khó khăn cho việc liên kết của các cổ đông, bởi lẽ các cổ đông thường ở mỗi nơi khác nhau, họ khó có thể gặp nhau để lập nhóm liên kết.