kiểm soát
2.3.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam
Theo điều 95 Luật doanh nghiệp năm 2005, đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì Ban kiểm soát phải được thành lập.
a. Cơ cấu Ban kiểm soát
Cơ cấu Ban kiểm soát thường bao gồm: - Trưởng ban Kiểm soát.
- Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách.
- Thành viên Ban kiểm soát không chuyên trách.
Ban kiểm soát gồm từ 3 đến 5 thành viên với các tiêu chuẩn và điều kiện được quy định rõ ràng trong Luật Doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật, thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Thành viên Ban kiểm soát không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty.
b. Việc bầu Ban kiểm soát
Với chức năng giám sát Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, Ban kiểm soát cần phải độc lập. Sự độc lập này cần được thể hiện trong việc thành lập và hoạt động của Ban kiểm soát. Thông qua việc thực hiện chức năng của mình, Ban kiểm soát sẽ đảm bảo rằng các quyết định của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc là phù hợp với pháp luật, với các nghị quyết của Đại hội cổ đông và bảo vệ lợi ích của các cổ đông. Chính vai trò bảo vệ cổ đông, bảo vệ nhà đầu tư là lý do cho sự ra đời, tồn tại và hoạt động của Ban kiểm soát.
Các chức danh của Ban kiểm soát thường có nhiệm kỳ từ 3 - 5 năm trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và phải do Đại hội cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát bầu các chức danh cụ thể trong nội bộ ban. Thông thường, trong ban, dù ít người cũng phải có ít nhất một thành viên có trình độ chuyên môn về kế toán, kiểm toán. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
http://svnckh.com.vn 49
c. Các quyền hạn và nhiệm vụ của Ban kiểm soát
- Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông.
- Kiểm tra bất thường: Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, Ban
kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông và nhóm cổ đông có yêu cầu .
- Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần: Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc
Đại Hội đồng Cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
- Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông, Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
2.3.1.2. Quy định của pháp luật Cộng hoà Pháp
a. Bổ nhiệm
- Số lượng: Ban kiểm soát có từ 3 đến 12 thành viên (trừ trường hợp đặc biệt là sáp nhập – 24 thành viên trong 3 năm sáp nhập).
- Phải là cổ đông của công ty. Những người không là cổ đông có thể có một phiếu tư vấn, trừ khi Điều lệ có quy định khác.
http://svnckh.com.vn 50
- Những thành viên của Ban kiểm soát phải bổ nhiệm một đại diện thường trực. Thành viên của Ban kiểm soát được bổ nhiệm trong Đại hội đồng cổ đông thường niên.
- Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát được quy định trong điều lệ công ty, nhưng không được quá 6 năm trong trường hợp bổ nhiệm trong đại hội cổ đông thường niên, và 3 năm được quy định trong điều lệ. Tất cả sự bổ nhiệm trái với quy định trên là không được phép. Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế, trừ khi điều lệ có quy định khác
- Trong trường hợp khuyết thành viên Ban kiểm soát, Ban kiểm soát có thể tiến hành bổ nhiệm một chức vụ tạm thời với điều kiện sự bổ nhiệm này sẽ đươc thông qua trong đại hội đồng cổ đông tiếp theo. Nếu số lượng thành viên của ban kiểm soát dưới mức tối thiểu theo luật định thì chỉ ban giám đốc có thể (và phải) triệu tập đại hội đồng cổ đông để bổ nhiệm những thành viên mới.
- Họ có thể được ràng buộc với công ty bởi một hợp đồng lao động ngoại trừ một số trường hợp sau đây: phòng thí nghiệm phân tích dược phẩm, công ty nhà nước hoặc công ty mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn.
b. Miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban kiểm soát
Thành viên Ban kiểm soát bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong các trường hợp sau đây: + Có đơn xin từ chức
+Ngoài ra, thành viên Ban kiểm soát có thể bị miễn nhiệm bất cứ khi nào theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông
c. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát * Nhiệm vụ chung
- Nhiệm vụ chính của Ban kiểm soát: thực hiện giám sát thường xuyên Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty.
- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và tạm thời, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Giám đốc
- Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Giám đốc lên Đại hội cổ đông
http://svnckh.com.vn 51
* Nhiệm vụ cụ thể
- Ban kiểm soát ngoài quyền có thể bổ nhiệm và bãi nhiệm Giám đốc, họ còn có thể thuyên chuyển trụ sở chính (với sự phê chuẩn của Đại hội đồng cổ đông thường niên), họ cũng có thể triệu tập họp Đại hội cổ đông thường niên
- Trong năm, ban kiểm soát tiến hành những thay đổi và những kiểm tra mà họ nhận định là tốt, lạc quan, và có thể được cung cấp những tài liệu mà họ thấy là có ích cho việc hoàn thành nhiệm vụ của họ
- Ít nhất 1 lần trong nhiệm kỳ, ban giám đốc trình một báo cáo cho ban kiểm soát. - Sau khi kết thúc mỗi công việc, ban giám đốc trình cho ban kiểm soát những báo cáo tài chính khác nhau và ban kiểm soát trình cho đại hội đồng hàng năm những quan sát của họ trong một báo cáo.
- Ban kiểm soát có thể can thiệp trong việc quản lý nội bộ công ty theo quy đinh trong luật định, hoặc thông qua uỷ quyền. Trong trường hợp này, trách nhiệm của Ban kiểm soát là lớn hơn
e. Trách nhiệm của Ban kiểm soát
- Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm pháp lý trong các trường hợp sau + có hành vi sai trái trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình
+ phát hiện hành vi vi phạm của Giám đốc, Tổng giám đốc mà không thông báo cho Đại hội đồng cổ đông
- Tuy vậy, Ban kiểm soát không phải chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý và kết quả của hoạt động quản lý, trừ khi họ tham gia vào việc quản lý