Sự minh bạch trong công bố thông tin

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp luật Cộng Hòa Pháp.pdf (Trang 56)

2.4.1. Quy định của pháp luật về công bố thông tin. 2.4.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam

Công ty cổ phần phải công bố thông tin về tình hình hoạt động làm ăn của công ty. Công ty cổ phần khác với các công ty khác ở chỗ số lượng cổ đông (người góp tiền vào công ty) không bị hạn chế. Công ty cổ phần chính là công cụ để huy động những đồng tiền nhàn rỗi, nhỏ lẻ trong xã hội và giao nó cho người có tài kinh doanh để có thể sử dụng theo cách có hiệu quả nhất. Ở Việt Nam, mệnh giá của một cổ phầntheo Luật doanh nghiệp có thể do Điều lệ qui định, hiện nay nhiều công ty lấy mệnh giá 100.000 VNĐ hay 1 triệu VNĐ.

Như vậy, số tiền để có thể tham gia vào công ty cổ phần là không lớn. Nói cách khác mọi người có thể tham gia vào công ty cổ phần một cách khá dễ dàng. Xuất phát từ chỗ mỗi cổ phần để tham gia vào công ty giá trị không nhiều, do vậy để tạo nên dòng thác tư bản lớn thì một cách tất yếu bản thân công ty phải có những cách để thu hút càng nhiều người góp vốn càng tốt. Hơn nữa, với việc góp vốn vào công ty, bản thân người đầu tư đã chấp nhận việc giao tiền của mình cho những người chuyên nghiệp quản lí và sử dụng số tiền đó.

http://svnckh.com.vn 57

Công ty cổ phần với cơ chế tách bạch giữa sở hữu và quản lí đã khiến bản thân người đã bỏ tiền vào công ty không biết được tiền của mình đang được sử dụng như thế nào? Để tạo nên cơ chế bảo vệ cho người bỏ tiền ra đầu tư cũng như để họ có thể kiểm soát được đồng vốn của mình pháp luật đòi hỏi công ty có nghĩa vụ phải công bố các thông tin về hoạt động của mình. Việc công bố thông tin này nhằm hai mục đích:

Một là để người đã bỏ vốn vào công ty biết quá trình sử dụng vốn như thế nào? Qua đó người bỏ vốn sẽ cân nhắc ra các quyết định tiếp tục để vốn cho công ty sử dụng hay thu hồi vốn về.

Hai là việc công bố thông tin sẽ là cơ sở để cho những người có nhu cầu đầu tư biết mà lựa chọn để ra quyết định đầu tư. Nếu thấy công ty nào làm ăn có lời thì nhà đầu tư lựa chọn.

Từ những phân tích trên, chúng ta thấy đã có cơ sở để công ty thực hiện việc cung cấp thông tin không trung thực. Việc cung cấp thông tin không trung thực có thể theo hai cách: làm cho thông tin "đẹp" hơn hoặc cũng có thể làm thông tin "xấu" đi với những mục đích riêng.

Về vấn đề công bố thông tin, tình hình hoạt động của công ty cổ phần cho các cổ đông, Luật Doanh nghiệp 2005 có một số quy định như sau:

Thứ nhất, về việc trình báo cáo hằng năm39

1. Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, Hội đồng quản trị phải chuẩn bị các báo cáo và tài liệu sau đây:

a) Báo cáo về tình hình kinh doanh của công ty; b) Báo cáo tài chính;

c) Báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều hành công ty.

2. Đối với công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán thì báo cáo tài chính hằng năm của công ty cổ phầnđã phải được kiểm toán trước khi trình Đại hội đồng cổ đông xem xét, thông qua.

3. Các báo cáo và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này phải được gửi đến Ban kiểm soát để thẩm định chậm nhất ba mươi ngày trước ngày khai mạc cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

39

http://svnckh.com.vn 58

4. Báo cáo và tài liệu do Hội đồng quản trị chuẩn bị; báo cáo thẩm định của Ban kiểm soát và báo cáo kiểm toán phải có ở trụ sở chính và chi nhánh của công ty chậm nhất bảy ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

Cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục ít nhất một năm có quyền tự mình hoặc cùng với luật sư hoặc kế toán và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề trực tiếp xem xét các báo cáo quy định tại Điều này trong thời gian hợp lý.

Thứ hai, vềcông khai thông tin về công ty cổ phần40

1. Công ty cổ phần phải gửi báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.

2. Tóm tắt nội dung báo cáo tài chính hằng năm phải được thông báo đến tất cả cổ đông.

3. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền xem hoặc sao chép báo cáo tài chính hằng năm của công ty cổ phần tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

Pháp luật quy định công ty phải cáo bạch thông tin và thông tin này phải là thông tin trung thực. Để tránh trường hợp gian lận luật yêu cầu phải có người kiểm tra lại thông tin mà công ty cung cấp. Người có nhiệm vụ kiểm tra lại thông tin này là các công ty kiểm toán độc lập. Tuy vậy trong trường hợp công ty vẫn cố tình vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin một cách trung thực thì tùy theo mức độ mà xử lí. Cụ thể công ty có hành vi gian dối sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, buộc chấp hành đúng quy định của pháp luật về công bố thông tin và bồi thường các thiệt hại (Điều 128 Luật chứng khoán 2006).

Ngoài ra, theo Quy chế quản trị công ty, ban hành theo Quyết định số 12 ngày 13/03/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố thông tin và minh bạch thì công ty phải công bố đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin định kỳ và bất thường về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và quản trị công ty cho cổ đông và công chúng. Thông tin và cách thức công bố thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Ngoài ra, công ty cũng phải công bố kịp thời và đầy đủ các thông tin khác nếu các thông tin đó có khả năng ảnh hưởng đến giá chứng khoán và đến quyết định của cổ đông cũng như của các nhà đầu tư.

40

http://svnckh.com.vn 59

Công ty phải công bố thông tin về tình hình quản trị công ty trong các kỳ Đại hội đồng cổ đông hàng năm, trong báo cáo thường niên của công ty.

2.4.1.2. Quy định của pháp luật Pháp. a. Thông tin cho cổ đông a. Thông tin cho cổ đông

Tất cả cổ đông đều có quyền được công bố thông tin về tình hình hoạt động của công ty. Nhất là, ở mọi thời điểm, tất cả cổ đông có quyền được yêu cầu công bố thông tin về:

- Kiểm kê, những chi tiêu hàng năm và danh sách những người quản lý hoặc những thành viên của ban giám đốc và ban kiểm soát, và khi đến hạn là tình hình lỗ lãi trong tài khoản của họ.

- Báo cáo của hội đồng quản trị và ban giám đốc và ban kiểm soát, và những kiểm toán viên, với sự cho phép của đại hội, về kết quả tình hình của công ty trong 5 năm gần nhất.

- Báo cáo về dự định những giải pháp được đề ra, cũng như những hướng dẫn liên quan đến thành viên hội đồng quản trị hay ban kiểm soát, tuỳ từng trường hợp

- Tổng số tiền, chứng nhận chính xác bởi kiểm toán viên ; thù lao cho những người được trả lương cao nhất - số lượng những người đựơc trả lương cao nhất có thể là 5 người hoặc là 10 người, tuỳ theo số lượng hiện có của nhân viên, nhưng số lượng này không vượt quá trong tổng số 200 người.

- Tổng số tiền, được chứng nhận bởi kiểm toán viên, những khoản tiền theo luật được giảm thuế, danh sách những cổ phiếu được bảo lãnh hoặc được hỗ trợ tiến hành bởi công ty ,cũng như danh sách là những tài liệu giúp cho thành viên trong việc bỏ phiếu bầu chủ tịch hoặc bỏ phiếu theo luật định.

Các cổ đông có quyền được thông tin về những biên bản và giấy tờ: giấy bỏ phiếu qua thư và giấy uỷ quyền, của những đại hội trong vòng 3 năm gần nhất.

Ngoài ra, trước mỗi đại hội đồng cổ đông thường niên, các cổ đông phải nhận được thông tin về danh sách cổ đông

b. Thông tin cho nhân viên

Công đoàn phải được tham khảo, hỏi ý kiến trong trường hợp giải thể hay nhượng chi nhánh hoặc có sự mua lại của 1 công ty khác.

http://svnckh.com.vn 60

Những người lãnh đạo phải báo trước cho công đoàn mọi giao dịch mua lại diễn ra với công ty của họ.

c. Thông tin bên ngoài

- Thông tin về tình trạng tài chính của công ty cho những công ty khác biết khi tiết kiệm hay gửi tiền vào ngân hàng ở phòng thư ký của toà án thương mại nhằm kiểm kê tài chính.

- Thông tin cho Uỷ ban thị trường chứng khoán (La bourse des valeurs) đối với những công ty niêm yết khi mua lại cổ phần của công ty khác

2.4.2. Thực trạng về vấn đề công bố thông tin tại Việt Nam

Có thể nói, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia mà sự thiếu minh bạch xảy ra ở khắp nơi và trong rất nhiều trường hợp, không cần phải có học thức cao hay dày công nghiên cứu, người dân bình thường cũng dễ dàng nhận thấy.

Trong một bộ phận doanh nghiệp, sự thiếu minh bạch cũng xảy ra nghiêm trọng. Ở một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh, theo báo cáo tài chính thì doanh nghiệp lỗ triền miên, thậm chí số lỗ cộng dồn sau 3 đến 5 năm lớn gấp 5 - 6 lần vốn điều lệ, nhưng tài sản cá nhân của ông chủ doanh nghiệp thì tăng lên gấp nhiều lần sau mỗi năm. Vì sao vậy? Ở khá nhiều doanh nghiệp tuy thua lỗ nặng nề và kéo dài nhưng các báo cáo tài chính (đã được kiểm toán) lại cho thấy là doanh nghiệp đang có lãi lớn và doanh nghiệp dễ dàng được vay vốn từ ngân hàng với số tiền hàng trăm tỷ đồng, nhanh chóng được tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán… Sự thật chỉ bị phơi bày khi khả năng thanh toán bị triệt tiêu. Đây là một hình thức gian lận, đánh lừa nhà đầu tư nhằm trục lợi. Đó là trường hợp khai man báo cáo tài chính của Công ty Bông Bạch Tuyết trong hơn 2 năm, hay một số công ty niêm yết sử dụng thủ thuật kế toán để chuyển lỗ từ các quý trong năm vào thời điểm cuối năm 2008…

Quyền lợi của nhà đầu tư, các cổ đông vẫn tiếp tục bị vi phạm khi việc công bố thông tin về doanh nghiệp chưa kịp thời, chính xác, đầy đủ và thiếu minh bạch. Một dạng thiếu minh bạch đang diễn ra rất phổ biến hiện nay là việc các doanh nghiệp chậm nộp và công bố báo cáo tài chính. Nhìn từ góc độ thông tin, dù chậm nộp báo cáo tài chính với lý do gì, thì việc xin gia hạn nộp báo cáo tài chính cũng

http://svnckh.com.vn 61

tạo ra sự hồ nghi nhất định của nhà đầu tư đối với sự minh bạch của doanh nghiệp. Có nhà đầu tư đã thẳng thắn đặt câu hỏi rằng, liệu doanh nghiệp gặp những khó khăn khách quan thực sự khi lập báo cáo tài chính hay có doanh nghiệp đang cần thời gian để trau chuốt cho những báo cáo tài chính "đẹp" hơn? Báo cáo tài chính là thông tin quan trọng để các nhà đầu tư ra các quyết định luân chuyển đồng vốn, cơ cấu lại danh mục đầu tư. Chính vì vậy, dạng thiếu minh bạch này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của các nhà đầu tư.

Việc các doanh nghiệp công bố lợi nhuận lệch so với kết quả kiểm toán, thậm chí từ lãi chuyển thành lỗ như trường hợp ở một số công ty như Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC), Công ty cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (NKD), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (STB), Công ty cổ phần Phát triển đô thị Từ Liêm (NTL)… cũng là một dạng thiếu minh bạch, mà hầu hết là không tính được các khoản trích lập dự phòng từ đầu tư tài chính. Nhà đầu tư rất khó có thể đánh giá đúng tổn thất của các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp để từ đó định giá đúng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đó cho mỗi quyết định đầu tư.

Ngoài ra, sự thiếu minh bạch trong công bố thông tin còn thể hiện ở việc có trường hợp công ty bán cổ phiếu ra thị trường nhưng không thông báo cho cổ đông dẫn tới xảy ra tranh chấp. Đó là trường hợp của Công ty cổ phần vận tải hành khách Thanh Xuân đã nêu ở phần trước. Cuối năm 2004 đầu năm 2005 Giám đốc Công ty đã quyết định bán 25.000 cổ phần nhưng không thông báo đến tất cả các cổ đông. Trong vụ án này, việc phát hành cổ phần đã không được thông báo rộng rãi tới tất cả các cổ đông của công ty; thời hạn nộp đơn quá ngắn, nên có thể ảnh hưởng tới việc các cổ đông thực hiện quyền mua cổ phần do công ty phát hành. Như vậy, dù trên thực tế người có trách nhiệm trong việc phát hành cổ phần hoàn toàn vô tư, không có ý định hạn chế số lượng người đăng ký mua, nhưng vẫn có thể tạo ra sự hiểu lầm - một nguyên nhân chính dẫn tới sự mất đoàn kết, thậm chí dẫn tới tranh chấp trong doanh nghiệp.

Theo một báo cáo do ông Behdad Nowroozi – đại diện của Ngân hàng Thế giới tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương thực hiện, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho công bố vào tháng 11/2006 thì chất lượng thông tin được công bố theo nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của OECD tại Việt Nam được đánh

http://svnckh.com.vn 62

giá là căn bản không được tuân thủ41. Có nghĩa là mặc dù khuôn khổ pháp lý có quy định và việc thực thi đã có những tiến bộ song những khuyết điểm là đáng kể đủ để gây nghi ngại về khả năng tuân thủ của người thực thi.

Còn có thể nêu ra rất nhiều ví dụ trong thực tiễn để chứng minh rằng, thiếu minh bạch đã và đang là căn bệnh nan y trong quản lý, điều hành các công ty nói chung và các công ty cổ phần nói riêng ở nước ta. Thiếu minh bạch gây hậu quả vô cùng to lớn. Nó làm xói mòn lòng tin của cổ đông đối với sự điều hành, năng lực kinh doanh của công ty; nó làm cho công ty mất đi thương hiệu của mình, nó là lực cản cho sự phát triển lâu dài của công ty.

2.4.3. Đánh giá về vấn đề công bố thông tin tại Việt Nam và vận dụng kinh nghiêm của Pháp cho Việt Nam. kinh nghiêm của Pháp cho Việt Nam.

Đánh giá chung về vấn đề công bố thông tin tại các công ty cổ phần tại Việt Nam là chậm trễ, không rõ ràng và không minh bạch. Các công ty Việt Nam hoặc không muốn hoặc không sẵn sàng chuẩn bị đầy đủ các thông tin khi có yêu cầu. Điều này rất nguy hiểm, với nội bộ công ty, các cổ đông, nhân viên không năm được tình hình tài chính, hoạt động quản lý của công ty, điều đó cũng có nghĩa họ không nắm được lỗ lãi số tiền của họ và số tiền đó đang được dùng ở đâu, cho việc gì. Cũng như vậy, với bên ngoài, thông tin của công ty không minh bạch, điều này ảnh hưởng xấu đên tâm lý an tâm của nhà đầu tư, và tất nhiên, không an tâm các nhà đầu tư sẽ không sẵn sàng khi đầu tư vào công ty

Luật công ty của Pháp quy định rất cụ thể về vấn đề này, điều đó giúp cho hoạt động của công ty dễ dàng hơn. Thông tin đầy đủ sẽ giúp cho công ty có được hình ảnh tốt với chính nhân viên của mình và với bên ngoài.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp luật Cộng Hòa Pháp.pdf (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)