Về vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp luật Cộng Hòa Pháp.pdf (Trang 68 - 69)

Thứ nhất, về thủ tục đề xuất các kiến nghị của Ban kiểm soát đến đại hội đồng cổ đông. Theo Luật Doanh nghiệp, Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông43. Theo điều lệ mẫu công ty cổ phần áp dụng cho công ty niêm yết44, mọi kiến nghị của Ban kiểm soát đều chỉ được ban hành, đệ trình lên đại hội đồng cổ đông sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị. Như vậy, quy định mềm dẻo của Luật Doanh nghiệp đã bị “ văn bản dưới luật ” biến tấu, dẫn đến tình trạng không đảm bảo nguyên tắc hoạt động độc lập của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần. Các quy định mâu thuẫn với luật cần được bãi bỏ hoặc sửa đổi cho phù hợp.

Thứ hai, khoản 1 điều 123 Luật quy định Ban kiểm soát giám sát Hội đồng

quản trị, Ban giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trước việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Nhưng nếu trong luật có quy định Ban kiểm soát hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào Hội đồng quản trị, Ban giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty thì thực tế ở Việt Nam Ban kiểm soát chưa phát huy được vai trò cũng như trách nhiệm của mình. Vì thế, Luật nên quy định rõ trách nhiệm cụ thể đối với Ban kiểm soát thì việc này mới được thực thi.

43 Khoản 9 điều 123, Luậtdoanh nghiệp năm 2005.

44 Ban hành kèm theo Quyết định của Bộ tài chính số 15/2007/QĐ – BTC ngày 19/3/2007 về việc ban hành điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết sở giao dịch chứng khoán/ trung tâm giao dịch chứng khoán.

http://svnckh.com.vn 69

Thứ ba, trong quy định về công bố thông tin của công ty đại chúng, nội dung

công bố thông tin về báo cáo tài chính năm cũng chỉ bao gồm các tài liệu trên. Như vậy, báo cáo của Ban kiểm soát không phải là tài liệu bắt buộc phải nộp cho cơ quan quản lý hoặc công bố thông tin theo quy định. Như đã nêu ở trên, báo cáo của Ban kiểm soát là một tài liệu quan trọng, giúp nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có được cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp từ góc độ mà các bản báo cáo tài chính không đề cập đến. Thông tin trong báo cáo của Ban kiểm soát có tầm quan trọng không kém các báo cáo tài chính. Do đó, cần phải xem xét việc yêu cầu công ty cổ phần, nhất là công ty đại chúng, phải công bố báo cáo của Ban kiểm soát cùng với báo cáo tài chính.

Nếu toàn bộ quyền lực trong công ty cổ phần đều tập trung vào Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, thì không ai dám khẳng định rằng họ không lạm quyền và khi đó cổ đông sẽ không được bảo vệ. Ban kiểm soát là một cơ chế phù hợp để cổ đông tự bảo vệ mình. Muốn như thế, hoạt động của Ban kiểm soát cần được điều chỉnh bởi một khung pháp lý rõ ràng hơn, đồng thời chính cổ đông phải hiểu rõ và sử dụng vai trò của Ban kiểm soát một cách thông minh và phù hợp. Ngoài ra, khi được cổ đông tin tưởng và trao quyền, Ban kiểm soát phải có đủ khả năng và dũng khí thực thi nhiệm vụ, các báo cáo của Ban kiểm soát phải thể hiện được tính độc lập và chính xác. Chỉ có như vậy quyền lợi của cổ đông mới được bảo vệ và xã hội mới tránh được những thiệt hại từ sự sụp đổ của các công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp luật Cộng Hòa Pháp.pdf (Trang 68 - 69)